Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xã hội dân sự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Executed time: 00:00:09.0066032
Dòng 44:
[[Edmund Burke]], [[Alexis de Tocqueville]] và cả những nhà trí thức Nga từ thế kỷ 18 đã cho là xã hội dân sự là nền tảng căn bản cho nền dân chủ. Tuy nhiên [[Lenin]] lại cho là sự tiêu diệt xã hội dân sự là điều quan trọng cho nền chuyên chính vô sản. Sử gia [[Stuart Finkel]] giải thích, Lenin tin tưởng rằng: "Phạm vi công cộng trong xã hội xã hội chủ nghĩa thì phải thống nhất và duy nhất." và gạt bỏ sự thảo luận cởi mở cho đó là tư tưởng tư sản. Người Bolshevik xem những tổ chức, công đoàn độc lập gây ra sự phân chia trong xã hội. Thiệt ra những người Bolshevik không thích những tổ chức độc lập vì cùng một lý do mà Burke và Tocqueville đã thán phục những tổ chức này. Bởi vì chúng đã đưa cho con người quyền lực để tự quyết định cuộc sống riêng tư của họ, bởi vì chúng khuyến khích những tư tưởng độc lập và chúng làm cho con người xem xét nhiều về quyền lực của nhà nước.
 
Trong thời kỳ [[Cách mạng Tháng Mười]] họ là đảng chính trị đầu tiên mà có mục tiêu dứt khoát là tiêu diệt bất cứ tổ chức nào mà không được họ trực tiếp lập ra và không trung thành với họ. Tại Liên Xô, ngay cả những tổ chức phi chính trị cũng bị cấm, bởi vì Lenin tin tưởng rằng, tất cả các tổ chức tự nhiên là chính trị; nếu họ không làm chính trị thẳng thắn thì cũng làm chính trị bí mật.
 
Ngay cả các nhà Marxist chính thống cũng ưa thích tự do mậu dịch hơn là tự do lập hội, kể cả lập ra những hội thể thao phi chính trị hay các hội văn hóa. Điều này là đúng như vậy dưới thời Lenin, Stalin, Krushchev và Brezhnev. Mặc dù nhiều thứ đã thay đổi trong lịch sử của Liên Xô, sự ngược đãi xã hội dân sự tiếp tục sau cái chết của Stalin tới tận thập niên 1970 và 80.
Dòng 50:
Những người cộng sản Đông Âu thừa hưởng chứng hoan tưởng này (quan điểm bà [[Anne Applebaum]]) có thể là vì họ đã quan sát và thu thập được trong nhiều chuyến viếng thăm Liên Xô, hay vì các đồng chí họ trong mật vụ đã học được khi họ được huấn luyện, trong một vài trường hợp vì chính các tướng lãnh và đại sứ Liên Xô đã ra chỉ thị cho họ làm chuyện hoan tưởng đó.
 
Trong thời kỳ hậu chiến (thế chiến thứ hai), các nước khác mà bị ảnh hưởng bởi học thuyết Bolshevik cũng đã bắt chước một vài chính sách này. Trung Cộng và Bắc Triều Tiên là 2 nước hiển nhiên nhất, và quả thực vậy họ được xem là ngang hàng hay vượt trên khỏi chứng cuồng Bolshevik (theo cái nhìn của Anne Applebaum) mà tiêu diệt những tổ chức độc lập. <ref>Anne Applebaum, The Leninist Roots of
Civil Society Repression, Journal of Democracy Volume 26, Number ngày 4 Octobertháng 10 năm 2015 © 2015 National Endowment for Democracy and Johns Hopkins University Press
</ref>,<ref name=vs1>[http://www.viet-studies.info/kinhte/LeninistCivilSociety_JoD.pdf The Leninist Roots of Civil Society Repression], Anne Applebaum, Journal of Democracy Volume 26, Number ngày 4 Octobertháng 10 năm 2015 © 2015 National Endowment for Democracy and Johns Hopkins University Press</ref>
 
== Xã hội dân sự và các nước độc tài ==
Các chế độ độc tài, như ở nhiều nước Ả Rập, bao gồm những chế độ ở Libya và Iraq, cũng theo những chính sách tương tự như tại các chế độ cộng sản nói trên. Muammar al-Qadhafi đã quá khích quá mức về việc hủy diệt xã hội dân sự đến nỗi ông ta cấm cả việc thành lập một đảng chính trị độc quyền duy nhất, ưa thích cai trị một mình. <ref name=vs1/>
 
==Xã hội dân sự tại Việt Nam==