Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính thống giáo Đông phương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cấu trúc: AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:26.4096407
n →‎Cấu trúc: đánh vần, replaced: qui tắc → quy tắc
Dòng 11:
Theo dòng lịch sử, các giáo hội Chính Thống chịu ảnh hưởng [[văn hóa Hy Lạp]] liên kết với [[Alexandria]], [[Constantinopolis]] (nay là [[Istanbul]]), cùng các thành phố khác thuộc nền văn minh Hy Lạp; trong khi đó Giáo hội Rôma liên kết với [[Đế quốc La Mã|La Mã]] thuộc [[văn hóa Latin]] và phương Tây. Sự khác biệt ngày càng gia tăng khi [[Đế quốc La Mã|Đế chế La Mã]] bị chia cắt thành hai phần: phương Đông và phương Tây.
== Cấu trúc ==
Chính Thống giáo xem [[Cuộc đời Chúa Giê-xu theo Tân Ước|Chúa Giê-su]] là đầu của hội thánh và hội thánh là thân thể của ngài. Người ta tin rằng thẩm quyền và [[ân điển]] của [[Thiên Chúa]] được truyền trực tiếp xuống các [[Giám mục]] và chức sắc giáo hội qua việc đặt tay – một nghi thức được khởi xướng bởi các sứ đồ, và sự nối tiếp lịch sử liên tục này là yếu tố căn bản của giáo hội (Công vụ 8:17; 1Tim 4:14; Heb 6:2). Mỗi Giám mục cai quản giáo phận của mình. Nhiệm vụ chính của Giám mục là gìn giữ các truyền thống và quiquy tắc của giáo hội khỏi bị vi phạm. Các Giám mục có thẩm quyền ngang nhau và không được can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Về mặt hành chính, các Giám mục và các giáo phận được tổ chức thành các nhóm tự quản, trong đó các Giám mục họp ít nhất hai lần mỗi năm để bàn bạc về các vấn đề liên quan đến giáo phận của họ. Khi xuất hiện các học thuyết dị giáo, một "đại" công đồng được triệu tập qui tụ tất cả Giám mục. Giáo hội xem bảy công đồng đầu tiên (từ [[thế kỷ 4]] đến [[thế kỷ 8]]) là quan trọng nhất mặc dù các hội nghị khác cũng góp phần định hình quan điểm của Chính Thống giáo. Những công đồng này không thiết lập giáo lý cho hội thánh nhưng chỉ so sánh các học thuyết mới với các xác tín truyền thống của giáo hội. Học thuyết nào không phù hợp với truyền thống giáo hội bị xem là dị giáo và bị loại trừ khỏi giáo hội. Các công đồng được tổ chức theo thể thức dân chủ dựa trên nguyên tắc mỗi Giám mục một lá phiếu. Dù được phép dự họp và phát biểu tại công đồng, quan lại triều đình Rôma hay [[Đế quốc Đông La Mã|Byzantine]], tu viện trưởng, [[linh mục]], tu sĩ hoặc tín đồ không có quyền bầu phiếu. Trước cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Giám mục thủ đô [[Đế quốc La Mã|La Mã]], tức [[Giáo hoàng]], dù không có mặt tại tất cả công đồng, vẫn được xem là chủ tọa công đồng và được gọi là "Người đứng đầu giữa những người bình đẳng". Một trong những nghị quyết của công đồng thứ nhì, được khẳng định bởi các công đồng sau, là Giám mục thành Constantinople (Constantinople được xem là Rôma mới) được dành vị trí thứ hai. Sau khi tách khỏi Rôma, vị trí chủ tọa công đồng được dành cho [[Thượng phụ thành Constantinople]] với danh hiệu "Người đứng đầu giữa những người bình đẳng", thể hiện sự bình đẳng của chức vụ này trong phương diện hành chính và tâm linh. Người đảm nhiệm chức vụ này không được xem là đầu của hội thánh hoặc giáo chủ.
 
Theo các ước tính, số tín hữu Chính Thống giáo là từ 150-350 triệu người<ref>[http://www.adherents.com/Na/Na_264.html]</ref>. Chính Thống Đông phương cũng là tôn giáo phổ biến nhất ở [[Belarus]] (89%), [[Bulgaria]] (86%), [[Cộng hòa Síp|Cộng hòa Cyprus]] (88%), [[Gruzia]] (89%), [[Hy Lạp]] (98%), [[Macedonia]] (70%), [[Moldova]] (98%), [[Montenegro]] (84%), [[România]] (89%), [[Nga]](76%)<ref>{{chú thích web|url=http://wciom.ru/novosti/press-vypuski/press-vypusk/single/8954.html|title=RUSSIAN PUBLIC OPINION RESEARCH CENTER (tiếng Nga) |accessdate = ngày 10 tháng 11 năm 2007}}</ref>, [[Serbia]] (88%), và [[Ukraina]] (83%)<ref>[https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/fields/2122.html]</ref>. Tại [[Bosna và Hercegovina|Bosnia và Herzegovina]], tỷ lệ này là 31%, tại [[Kazakhstan]] là 48%, tại [[Estonia]] là 13% và 18% ở [[Latvia]]. Thêm vào đó là các cộng đồng Chính Thống giáo ở [[châu Phi]], [[châu Á]], [[Úc]], [[Bắc Mỹ]] và [[Nam Mỹ]].