Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự phục sinh của Giêsu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Tranh luận: AlphamaEditor, thêm thể loại,
n →‎Kháng Cách: đánh vần, replaced: qui tắc → quy tắc
Dòng 61:
Giáo thuyết này nhấn mạnh rằng Thiên Chúa là Đấng Phán xét. Con người đã phạm tội, và vì vậy, theo sự công bình của Thiên Chúa, Ngài phải đoán phạt con người. Nhưng Thiên Chúa cũng là Đấng yêu thương, nên giải pháp được chọn, thoả mãn cả đức công bình lẫn đức yêu thương của Thiên Chúa, là sai Con Ngài, tức là Chúa Giê-su, Đấng hoàn toàn vô tội, đến để gánh thay tội lỗi của thế gian trên vai Ngài, hầu cho hễ ai chấp nhận món quà hiến tế này của Chúa Giê-su đều được giải thoát khỏi xiềng xích của [[tội lỗi]].
 
Như thế, qua sự chết của Chúa Giê-su Cơ Đốc, thời kỳ Cựu Ước đã qua đi và mọi sự trở nên mới. Bức màn phân cách giữa Thiên Chúa và con người đã bị xé toang, con người được tự do tìm kiếm sự cứu chuộc cho mình qua [[Đấng Trung bảo]] duy nhất là Chúa Giê-su Cơ Đốc mà không còn phải tìm kiếm sự cứu rỗi qua thánh lễ, quiquy tắc, hoặc qua hàng giáo phẩm đặc quyền. Những người ủng hộ quan điểm này tin rằng chỉ có tấm lòng chấp nhận sự hy sinh của Chúa Giê-su Cơ Đốc là điều kiện cần thiết để được [[cứu rỗi]], không phải nghi thức hoặc thánh lễ.
 
Quan điểm này về sự phục sinh của Chúa Giê-su phù hợp với [[Đại lễ chuộc tội]] của [[người Do Thái]] theo luật pháp [[Moses]], trong ngày ấy, người Do Thái chọn một con dê đực không tì vít để thầy tế lễ thượng phẩm đặt tay trên con dê đực còn sống, ''"xưng trên nó các gian ác và sự vi phạm, tức là những tội lỗi của dân [[Israel]], và chất trên đầu nó, rồi nhờ một người chực sẵn việc này mà sai đuổi nó ra, thả vào đồng vắng. Vậy, con dê đực đó sẽ gánh trên mình các tội ác của dân Israel nơi hoang địa"'' (Lê vi ký 16:21-22).