Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Thái (Lưu Tống)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 31:
Năm thứ 3 (426), Văn đế giết bọn Từ Tiện Chi, Thái được tiến vị Thị trung, Tả quang lộc đại phu, Quốc tử tế tửu, lĩnh Giang Hạ vương ([[Lưu Nghĩa Cung]]) sư (thầy), đặc tiến như cũ. Văn đế cho rằng Thái là bề tôi cũ của Vũ đế, ân lễ rất trọng; cho rằng ông bị đau chân, đi lại khó khăn, ngày có buổi chầu thì được đặc cách ngồi xe đến chỗ ngồi. Thái mỗi khi trình bày, đều được Văn đế ưu ái và khoan dung. Mùa thu năm ấy có nạn hạn hán, Thái dâng biểu xin tha tội cho vợ và con gái của [[Tạ Hối]], đế nghe theo. Khi ấy Tư đồ [[Vương Hoằng (Lưu Tống)|Vương Hoằng]] phụ chánh, Thái khuyên Hoằng chia quyền cho Bành Thành vương [[Lưu Nghĩa Khang]], ông ta nghe theo.
 
Cuối đời Thái dốc lòng thờ Phật, ở mé tây trạch đệ dựng một tòa Chi Hoàn tinh xá <ref>'''Tống thư, tlđd''' chép là 祇洹精舍/Chi Hoàn tinh xá, '''Nam sử, tlđd''' chép là只洹精舍/Chỉ Hoàn tinh xá. Các tài liệu hiện này đều chép là 祇园精舍/Chi Viên tinh xá. Chi Viên tức là tên gọi giản lược của 祇树给孤独园/Chi Thụ Cấp Cô Độc Viên, tức là [[:en:Jetavana|Jetavana]]. Tinh xá là nơi đạo sĩ, tăng nhân cứ trú để tu luyện, tức là [[:en:vihara|vihara]]. Jetavana vihara là một trong những thánh địa của [[Phật giáo]] [[Ấn Độ]], xem bài [[Cấp Cô Độc]]</ref>. Năm thứ 5 (428), mất, hưởng thọ 74 tuổi.
 
==Hậu sự==
Dòng 46:
 
==Trước tác==
Thái đã đọc hàng ngàn quyển sách, thích làm văn chương, yêu việc khuyến khích đời sau, chăm chăm không quên. Thái soạn “Cổ“''Cổ kim thiện ngôn”ngôn''” 24 thiên cùng ''Văn tập'', lưu truyền ở đời.
 
==Đánh giá==
Vương Thầm thích rượu, mỗi lần say liền vài tuần, đến khi tỉnh lại thì ra vẻ nghiêm trang như thường. Thái nói với Thầm rằng: “Rượu dẫu hợp với tính trời, nhưng cũng hại cho thân thể. Cùng anh giao du đã lâu, muốn khuyên ngăn anh, nhưng anh đã say sưa thì không thể nói gì; còn những lúc như bây giờ, thì lại không có gì để nói.” Vương Thầm than thở hồi lầu, nói rằng: “Kẻ khuyên ta rất nhiều, nhưng chẳng ai được như người này!” Có người hỏi Thầm: “Phạm Thái so với [[Tạ Mạc]] thế nào?” Đáp: “Mậu Độ ngạo mạn hơn.” Lại hỏi: “So với Ân Ký thế nào?” Đáp: “Bá Thông bình dị hơn.”
 
Thượng thư bộc xạ [[Tạ Hỗn]] là kẻ hậu sinh nổi tiếng, Lưu Dụ nhân lúc nhàn rỗi hỏi ông ta rằng: “Danh vị của Phạm Thái có thể so với ai?” Đáp rằng: “Là nhân vật hạng nhất như Vương Nguyên Thái <ref>Người viết chưa rõ Vương Nguyên Thái là ai?</ref>.”
 
==Tham khảo==