Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Thái (Lưu Tống)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 18:
[[Lư Tuần]] [[Khởi nghĩa Lư Tuần|nổi dậy]] (410), Thái sắp sẵn 1000 quân tham gia trấn áp nghĩa quân, mở kho cấp lương, được Lưu Dụ gia hiệu Chấn vũ tướng quân. Năm sau, được thăng Thị trung, rồi chuyển làm Độ chi thượng thư.
 
Sau đó Thái được dời làm Thái thường. Lưu Dụ muốn phong [[Lưu Nghĩa Long]] tước Hoa Dung huyện công – tước cũ của Nam Quận công [[Lưu Đạo Quy]] (đã mất); Thái cho rằng việc này không hợp lễ, Dụ nghe theo <ref>Khi xưa Lưu Đạo Quy không có con, nên nhận nuôi con trai thứ 2 của Lưu Dụ là Lưu Nghĩa Long; nhưng đến khi Đạo Quy mất, Lưu Dụ lấy con trai thứ 2 của [[Lưu Đạo Liên]] là [[Lưu Nghĩa Khánh]] kế tự ông ta. Lưu Dụ truy phong Đạo Quy tước Nam Quận công, lại sủng ái Nghĩa Long, muốn lấy dành chỗ tốt cho Nghĩa Long, bèn lấy cớ Đạo Quy yêu thương Nghĩa Long, lấy tước cũ của Đạo Quy là Hoa Dung huyện công ban cho Nghĩa Long. Thái can rằng theo lễ chế không thể có 2 người được kế tự, nên tránh ban phong hiệu cũ của Đạo Quy cho Nghĩa Long</ref>. Thái được chuyển làm Đại tư mã Trưởng sử, Hữu vệ tướng quân, gia Tán kỵ thường thị. Rồi được làm Thượng thư, thường thị như cũ. Thái được kiêm chức Tư không, cùng Hữu bộc xạ [[Viên Trạm]] nhận nghi lễ Cửu tích ban cho Lưu Dụ, vì thế ông theo quân đội đến Lạc Dương.
 
Lưu Dụ quay về Bành Thành, cùng Thái lên thành, vì ông đau chân, nên được đặc cách ngồi xe. Thái thích rượu, không câu nệ tiểu tiết, tính khoáng đạt tự nhiên, dẫu ngồi tại công sở, chẳng khác nhà riêng, rất được Lưu Dụ thưởng thức và yêu mến. Nhưng Thái không giỏi trị lý, nên không được nhiệm dụng chức vụ quan trọng; được thăng làm Hộ quân tướng quân, miễn công việc.
Dòng 31:
Năm thứ 3 (426), Văn đế giết bọn Từ Tiện Chi, Thái được tiến vị Thị trung, Tả quang lộc đại phu, Quốc tử tế tửu, lĩnh Giang Hạ vương ([[Lưu Nghĩa Cung]]) sư (thầy), đặc tiến như cũ. Văn đế cho rằng Thái là bề tôi cũ của Vũ đế, ân lễ rất trọng; cho rằng ông bị đau chân, đi lại khó khăn, ngày có buổi chầu thì được đặc cách ngồi xe đến chỗ ngồi. Thái mỗi khi trình bày, đều được Văn đế ưu ái và khoan dung. Mùa thu năm ấy có nạn hạn hán, Thái dâng biểu xin tha tội cho vợ và con gái của [[Tạ Hối]], đế nghe theo. Khi ấy Tư đồ [[Vương Hoằng (Lưu Tống)|Vương Hoằng]] phụ chánh, Thái khuyên Hoằng chia quyền cho Bành Thành vương [[Lưu Nghĩa Khang]], ông ta nghe theo.
 
Cuối đời Thái dốc lòng thờ Phật, ở mé tây trạch đệ dựng một tòa Chi Hoàn tinh xá <ref>'''Tống thư, tlđd''' chép là 祇洹精舍/Chi Hoàn tinh xá, '''Nam sử, tlđd''' chép là 只洹精舍/Chỉ Hoàn tinh xá. Các tài liệu hiện này đều chép là 祇园精舍/Chi Viên tinh xá. Chi Viên tức là tên gọi giản lược của 祇树给孤独园/Chi Thụ Cấp Cô Độc Viên, tức là [[:en:Jetavana|Jetavana]]. Tinh xá là nơi đạo sĩ, tăng nhân cứ trú để tu luyện, tức là [[:en:vihara|vihara]]. Jetavana vihara là một trong những thánh địa của [[Phật giáo]] [[Ấn Độ]], xem bài [[Cấp Cô Độc]]</ref>. Năm thứ 5 (428), mất, hưởng thọ 74 tuổi.
 
==Hậu sự==
Ban đầu triều đình nghị luận nên tặng Thái ngôi vị Khai phủ, [[Ân Cảnh Nhân]] nói: “Danh vọng của Thái không lớn, không thể nghị luận đến đài, tư.” Vì thế Thái chỉ được truy tặng Xa kỵ tướng quân, thị trung, đặc tiến, vương sư như cũ, thụy là Tuyên hầu. Đến khi táng, Vương Hoằng ôm quan tài khóc rằng: “Anh bình sanh xem trọng Ân Thiết, nay hắn lại báo đáp thế này.”
 
==Hậu nhân==
* Trưởng tử là Phạm Ngang, mất sớm.
* Phạm Cảo, làm đến Nghi Đô thái thú.
* Phạm Yến, làm đến Thị trung, Quang lộc đại phu.
* Phạm Diệp, là người nổi tiếng nhất, sử cũ có truyện riêng. Diệp mưu phản, thất bại nên chịu đền tội.
* Con út là Phạm Quảng Uyên, có văn tài, làm đến Vũ Lăng vương (Lưu Tuấn) Phủ quân Tư nghị tham quân, lĩnh Ký thất. Quảng Uyên bị Diệp liên lụy, cũng chịu tội chết.
 
Vụ mưu phản của Phạm Diệp đã kết thúc hoạn lộ của Thuận Dương Phạm thị.
 
==Trước tác==
Thái đã đọc hàng ngàn quyển sách, thích làm văn chương, yêu việc khuyến khích đời sau, chăm chăm không quên. Thái soạn “''Cổ kim thiện ngôn''” 24 thiên cùng ''Văn tập'', lưu truyền ở đời.
 
==Đánh giá==
Vương Thầm thích rượu, mỗi lần say liền vài tuần, đến khi tỉnh lại thì ra vẻ nghiêm trang như thường. Thái nói với Thầm rằng: “Rượu dẫu hợp với tính trời, nhưng cũng hại cho thân thể. Cùng anh giao du đã lâu, muốn khuyên ngăn anh, nhưng anh đã say sưa thì không thể nói gì; còn những lúc như bây giờ, thì lại không có gì để nói.” Vương Thầm than thở hồi lâu, nói rằng: “Kẻ khuyên ta rất nhiều, nhưng chẳng ai được như người này!” Có người hỏi Thầm: “Phạm Thái so với [[Tạ Mạc]] thế nào?” Đáp: “Mậu Độ ngạo mạn hơn.” Lại hỏi: “So với Ân Ký thế nào?” Đáp: “Bá Thông bình dị hơn.”
 
Thượng thư bộc xạ [[Tạ Hỗn]] là kẻ hậu sinh nổi tiếng, Lưu Dụ nhân lúc nhàn rỗi hỏi ông ta rằng: “Danh vị của Phạm Thái có thể so với ai?” Đáp rằng: “Là nhân vật hạng nhất như Vương Nguyên Thái <ref>Người viết chưa rõ Vương Nguyên Thái là ai?</ref>.”
 
==Tham khảo==
* '''[[Tống thư]] quyển 60, liệt truyện 20 – Phạm Thái truyện'''
* '''[[Nam sử]] quyển 33, liệt truyện 23 – Phạm Thái truyện'''
 
==Chú thích==
<references />
 
[[Thể loại:Quan nhà Đông Tấn]]
[[Thể loại:Quan nhà Lưu Tống]]
[[Thể loại:Tín đồ đạo Phật]]
[[Thể loại:Người Hà Nam (Trung Quốc)]]
[[Thể loại:Sinh 355]]
[[Thể loại:Mất 428]]