Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Nguyễn Huệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 40:
*F7 luồn sâu bao vây, lập các chốt chặn dọc đường 13 từ [[cầu Cần Lê]] xuống bắc [[Chơn Thành]], có nhiệm vụ chặn viện và diệt quân rút lui.
*Đoàn C30B (tổ chức tạm thời gồm 2 E bộ binh 24 và 71 của Bộ tăng cường, 2 D đặc công, 1 C thiết giáp 33 (6 chiếc chiến lợi phẩm: M.41, M.24, M.113), một D (thiếu) pháo cối, một D (thiếu) súng máy phòng không 12,7 ly.) vừa tiến công ở hướng thứ yếu (đường 22), vừa nghi binh thu hút và kiềm chế địch tạo điều kiện cho hướng chủ yếu hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời phát triển xuống phía nam khi có thời cơ.
Tại phía sau các đơn vị này chỉ còn 3 trung đoàn bộ binh 201, 205, 207 làm lực lượng dự bị cuối cùng cho toàn mặt trận. Về sau, điều động trung đoàn 205 và 207 bổ sung cho chiến dịch Nguyễn Huệ. Ở chiến trường Bà Rịa - Long Khánh, trung đoàn Đồng Nai (Q764) dự bị không tham gia chiến dịch mà hoạt động mạnh để mở rộng và giữ vùng giải phóng tại đây.
 
==Diễn biến==
Hàng 64 ⟶ 65:
Ngày [[13 tháng 4]], An Lộc bị bao vây và chịu một cuộc tấn công hiệp đồng giữa tăng-pháo và bộ đội Công Trường 9. Bảo vệ quân phòng thủ là những trận mưa [[rốc két|rốc-két]], [[bom]], và [[napan|napalm]] từ các máy bay của Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa. Trong thị xã, các cố vấn Mỹ trở nên đóng vai trò cốt tử cho việc chỉ huy lực lượng phòng thủ<ref>Andrade, Dale. ''Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle''. New York: Hippocrene Books, 1995. tr. 439.</ref>, họ tổ chức hỏa lực và hỗ trợ từ không lực, hậu cần, và thông tin tình báo. Trong khi đó, sự do dự trong phản công và sự phụ thuộc vào hỏa lực không quân của tướng Hưng, chỉ huy của lực lượng phòng thủ đã làm cho thiếu tá William Miller, cố vấn cao cấp người Mỹ, nhận xét rằng: "Ông ấy mệt mỏi - không kiên định - phi lý - dễ cáu - không nghe lời khuyên - và không tiếp cận được<ref>"He is tired - unstable - irrational - irritable - inadvisable - and unapproachable." Andrade, Dale. ''Trial By Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle''. New York: Hippocrene Books, 1995. tr. 439.</ref>
 
Các cuộc tấn công của QĐNDVNvẫnQĐNDVN vẫn tiếp diễn và cuối cùng họ cũng vào được thị xã, chiến sân bay và thu hẹp vùng kiểm soát của QLVNCH xuống còn khoảng 1&nbsp;km<sup>2</sup>. Trong cuộc tấn công ngày 21, xe tăng QĐNDVN vượt qua được tuyến phòng thủ nhưng lại bị diệt bởi các súng bắn tăng và trực thăng trang bị súng. Cú sốc ban đầu mà xe tăng gây ra cho lực lượng phòng thủ nhanh chóng mất hiệu quả, khi xe tăng tiến quá nhanh mà tùng thiết theo không kịp, đã trở thành mục tiêu của súng chống tăng<ref>Ngô Quang Trưởng, tr. 119.</ref> Những đợt khác lại là lực lượng tấn công lớn bằng bộ binh và hỏa lực mà không có tăng thiết giáp hỗ trợ. Sự thất bại trong hiệp đồng tác chiến này là một trong những điểm yếu của lực lượng tấn công, cái mà lực lượng phòng thủ nhanh chóng tận dụng. Tuy nhiên, bộ binh QĐNDVN cũng chiếm được gần hết khu vực phía Bắc của thị xã.
 
Bên cạnh hiệp đồng yếu, khó khăn chính cho QĐNDVN là mưa bom đạn liên tục đổ xuống từ các cuộc không kích, gây ra thương vong lớn và gây khó khăn cho hậu cần. Sau thất bại của cuộc tấn công ngày 21 tháng 4, trận chiến chuyển thành một cuộc bao vây mà trong đó pháo binh Miền bắn phá An Lộc từ 1200 đến 2000 viên pháo cối mỗi ngày.<ref>Maj A.J.C. Lavalle, ''Air Power and the 1972 Spring Invasion''. Washington DC: Office of Air force History, 1985, tr. 86.</ref> An Lộc bị bao vây hoàn toàn và chỉ có thể được tiếp viện qua đường không, một tình thế càng khó khăn hơn do việc mất sân bay. Tuy nhiên, không quân đã tiếp viện được 448 phi vụ, chuyển 2693 tấn lương thực, thuốc men, và vũ khí đạn dược.<ref>Gen [[William W. Momyer]], ''The Vietnamese Air Force''. Washington DC: Office of Air Force History, 1975, tr. 50.</ref>