Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Nguyễn Huệ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Banzaku (thảo luận | đóng góp)
Dòng 87:
Đến đây, thực hiện chỉ thị của Bộ chính trị, tướng [[Hoàng Văn Thái]] cùng Sư đoàn 5 và 1/3 lực lượng binh chủng chuyển xuống đồng bằng sông Cửu Long tham gia chiến dịch tổng hợp trên chiến trường Khu 8. F9 không tiếp tục tiến công An Lộc mà chỉ vây lỏng, F7 tiếp tục kìm chân và thu hút đối phương trên đường 13. Tất cả nhằm bảo vệ các vùng Lộc Ninh và [[Bù Dốp|Bù Đốp]] đã chiếm được và tạo thuận lợi cho địa phương Miền Đông phá bình định và phối hợp với chiến dịch tổng hợp ở đồng bằng sông Cửu Long. Đại tá [[Hoàng Cầm (tướng)|Hoàng Cầm]] được giao vị trí tư lệnh kiêm chính ủy của Bộ tư lệnh chiến dịch Nguyễn Huệ.
 
Tại An Lộc, đến ngày 12 tháng 6, QĐNDVN đã rút hẳn ra ngoài thị xã và bị đẩy lui khỏi các khu vực lân cận, hơn 1000 thương binh QLVNCH được sơ tán.<ref>Lavalle, tr. 104.</ref> Các đơn vị QĐNDVN rút dần về phía bắc và phía tây. Ngày [[18 tháng 6]], chỉ huy Quân đoàn 3 QLVNCH tuyên bố An Lộc đã được giải tỏa. Chính phủ Sài Gòn tuyên bố 8.000 lính VNCH đã chết hoặc bị thương, khoảng 1000 dân thường cũng bị thưong vong trong giao tranh. Còn theo tài liệu của cục quân y Miền thì họ mất mát khoảng 2.000 tử trận và 5.000 bị thương. GầnSố hết sốđạn pháo dự trữ đãbị tiêuthiếu haohụt trầmnghiêm trọng.
 
Tại mặt trận đường 13, theo kế hoạch, Trung đoàn 209, F7 chốt chặn tại đoạn Tàu Ô trên đường 13. Trung đoàn 14 bao vây Tân Khai, Trung đoàn 16 tạm rút ra củng cố. Hai trung đoàn này và Trung đoàn 205 độc lập của Miền sẽ làm nhiệm vụ cơ động tiến công, đánh địch vu hồi phía sau khu vực Tân Khai, Đức Vinh, và vận động tiến công khu vực phía trước, hỗ trợ E209 giữ vững khu vực chốt chặn Tàu Ô.