Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thủ Tiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 23:
==Được lập đền thờ==
Do có công cai quản và lập ấp ở địa phương, Nguyễn Thủ Tiệp được lập đền thờ ở xã Khắc Niệm, TP [[Bắc Ninh]], tỉnh [[Bắc Ninh]] và đình Phúc Nghiêm<ref>[http://baobacninh.com.vn/news_detail/73254/dinh-phuc-nghiem-don-nhan-bang-di-tich-lich-suvan-hoa-cap-tinh.html Đình Phúc Nghiêm đón bằng di tích cấp tỉnh]</ref>, Phật Tích, Tiên Du ([[Bắc Ninh]]).
 
Ngôi đình ở xã Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, thờ thành hoàng là sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp. Ông vốn là người họ Lã ở quận Ba An (Trung Quốc), nhân đến vùng huyện Tiên Sơn, thấy là nơi thắng địa bèn dựng trang trại, đổi thành họ Nguyễn. Người trong vùng thường gọi ông là Ba An Thái lão quân Nguyễn Lệnh Công. Sau Đinh Tiên Hoàng sai Nguyễn Bặc đem quân đến đánh, ông thua trận phải chạy vào Nghệ An và mất ở đó.
 
Sau khi Nguyễn Thủ Tiệp mất, nhân dân Ném Đoài, xã Khắc Niệm lập đền thờ. Giữa những năm thập kỷ 60 thế kỷ XX nhà đền chuyển làm kho hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1982 ngôi đền được xây dựng lại, nằm cùng dãy và giáp hồi Cổ Niệm tự, kiến trúc kiểu chữ Đinh gồm hậu cung 2 gian, tiền đường 5 gian, kết cấu vì đơn giản. Nhà đền lưu giữ một số hiện vật có giá trị như: Một lư hương sành thời Lê, hai chóe đựng nước cúng, một bộ bát bửu, tượng Nguyễn Thủ Tiệp tạc năm 1937, một thần tích bản sao, khắc gỗ năm 1932 và một số đồ thờ khác. Cổ Niệm tự là ngôi chùa Nguyễn Thủ Tiệp phát tâm xây dựng bị phá trong kháng chiến chống Pháp. Năm 1980, nhân dân địa phương đã chuyển khu chùa về nhà kho của hợp tác xã cải tạo thành chùa để thờ phụng. Năm 2006, làng xây dựng riêng ngôi đình cùng khu đất đền, chùa. Lễ hội lớn nhất trong năm là lễ hội kỷ niệm ngày sinh Thành hoàng Nguyễn Thủ Tiệp từ mồng 4 đến 11 tháng Giêng âm lịch.<ref>[http://baobacninh.com.vn/news_detail/61779/lang-nem-doai-.html Làng Ném Đoài]</ref>