Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhân Dân nhật báo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up, replaced: → (14), → (6) using AWB
n →‎Lịch sử: sửa lỗi ngày tháng ở bản mẫu, replaced: accessdate=2012/5/10 → accessdate=2012-05-10 (2) using AWB
Dòng 37:
Người Trung Quốc cũng như các nhà quan sát nước ngoài xem các bài xã luận trong Nhân dân Nhật báo là các tuyên bố chính thức về đường lối của nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, có một sự phân biệt giữa xã luận, bình luận và ý kiến. Mặc dù chúng đều phải được nhà nước thông qua nhưng hàm lượng biểu thị quyền lực nhà nước trong đó khác nhau rất rõ. Ví dụ, mặc dù một mẩu ý kiến không hàm chứa cách nhìn đối nghịch với nhà nước nhưng nó có thể thể hiện một quan điểm hoặc một vấn đề tranh cãi đang được cân nhắc và có thể chỉ phản ánh ý kiến của người viết. Ngược lại, một bài xã luận chính thức, thường không thường xuyên lên báo, hàm nghĩa rằng nhà nước đã đạt đến quyết định cuối cùng cho một vấn đề nào đó.
 
Trong thời gian diễn ra [[sự kiện Thiên An Môn]], việc Nhân dân Nhật báo đăng bài [[xã luận 26 tháng 4]] với nội dung quy tội "biểu tình và tuần hành trái pháp luật" cho người biểu tình đã đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành báo chí.<ref>{{chú thích web|url=http://www.tsquare.tv/chronology/April26ed.html |title=April 26 Editorial |publisher=Tsquare.tv |date=1989/4/26 |accessdate=2012/5/-05-10 |language=tiếng Anh}}</ref> Bài xã luận này gây gia tăng căng thẳng giữa chính phủ và người biểu tình, và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đã tranh cãi xem liệu có nên sửa lại bài viết này hay không.
 
Từ giữa thập niên 1990, Nhân dân Nhật báo phải đối diện với khó khăn do chính phủ cắt giảm tiền hỗ trợ và sự gia tăng cạnh tranh từ các hãng tin quốc tế cũng như báo khổ nhỏ Trung Quốc. Như một phần của nỗ lực hiện đại hoá, Nhân dân Nhật báo ra ấn bản điện tử năm 1997 và các diễn đàn trên mạng, ví dụ mạng Cộng đồng Cường quốc (强国社区).<ref>{{chú thích web|url=http://bbs1.people.com.cn/ |title=强国社区--人民网 |work=Nhân dân Nhật báo |date=2008/6/27 |accessdate=2012/5/-05-10 |language=tiếng Hoa}}</ref> Tình trạng phức tạp của Nhân dân Nhật báo thể hiện qua việc trang điện tử của báo này phải đặt các [[quảng cáo hiển thị hình ảnh|hình ảnh quảng cáo]] cho các sản phẩm thương mại như máy giặt, nước giải khát bên cạnh các biểu ngữ đề cao Đảng Cộng sản.
 
Cổng thông tin điện tử của Nhân dân Nhật báo có các phiên bản ngôn ngữ là tiếng Ả Rập, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nhật và tiếng Anh. So với bản tiếng Hoa thì bản tiếng nước ngoài có ít bài bàn luận sâu sắc về các chính sách và công việc trong nội bộ quốc gia nhưng có nhiều xã luận về các chính sách đối ngoại của Trung Quốc, thường là để lí giải về những ý định tích cực của nước này.<ref>{{chú thích web |url=http://thinkingchinese.com/index.php?page_id=346 |title=Chinese and English versions of China's leading news portals – Two styles of journalism |publisher=thinkingchinese.com |accessdate=2012/10/3 |language=tiếng Anh}}</ref> Ngoài ra, cổng thông tin này còn có chuyên trang tiếng Anh về Tây Tạng-một vấn đề đang gây tranh cãi lớn trên thế giới. Nhân dân Nhật báo cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản một ấn phẩm mang nặng tính dân tộc chủ nghĩa là [[Thời báo Hoàn Cầu]].<ref>{{chú thích báo|author=Branigan, Tania |url=http://www.guardian.co.uk/world/2009/apr/20/china-newspaper-launch |title=China defies media cuts and closures with new newspaper launch |publisher=The Guardian |accessdate=2012/10/3 |date=2009/4/20 |language=tiếng Anh}}</ref>