Khác biệt giữa bản sửa đổi của “George Harrison”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 92:
[[Vụ ám sát John Lennon]] vào ngày [[8 tháng 12]] năm [[1980]] đã gây chấn động mạnh mẽ và càng khiến Harrison muốn kéo dài thời gian sống ẩn dật khỏi những kẻ cuồng tín{{sfn|Harry|2003|p=247}}. Đó là một mất mát sâu sắc khi trái với McCartney và Starr, Harrison lại không thường xuyên liên lạc với Lennon vào những năm cuối<ref name="Doggett 2009 265–266">{{harvnb|Doggett|2009|pp=265–266}}; {{harvnb|Harry|2003|p=246}}.</ref>{{#tag:ref|Quá trình này kéo dài từ khi Harrison lộ rõ việc không ưa người vợ [[Yoko Ono]] của Lennon, sau đó là việc từ chối cô tham gia chương trình [[Concert for Bangladesh]] và cuối cùng vào năm 1980, Lennon chỉ được xuất hiện 1 phần rất nhỏ trong cuốn tự truyện ''[[I, Me, Mine (sách)|I, Me, Mine]]'' của Harrison<ref name="Doggett 2009 265–266"/>.|group="gc"}}. Nói về vụ ám sát, anh bình luận: ''"Sau tất cả những gì chúng tôi từng trải qua, tôi đã và vẫn dành cho Lennon một tình yêu và lòng tôn trọng rất lớn. Tôi thực sự bị sốc và choáng váng."''{{sfn|Harry|2003|p=247}}
 
Harrison đã sửa toàn bộ phần lời ca khúc mà anh định dành cho Starr để tưởng nhớ Lennon{{sfn|Doggett|2009|p=273}}. "[[All These Years Ago|All Those Years Ago]]" – với phần góp giọng của Paul và [[Linda McCartney]] cùng Starr chơi trống – có được vị trí số 2 tại Mỹ{{sfn|George-Warren|2001|p=414}}{{sfn|Harry|2003|pp=17–18}}. Đĩa đơn đó sau này được đưa vào album ''[[Somewhere in England]]'' (1981) của anh{{sfn|Harry|2003|pp=17–18, 349–350, 367}}. Harrison sau đó quyết định không phát hành bất kể một album nào trong vòng 5 năm sau khi ''[[Gone Troppo]]'' (1982) chỉ có được một chút thành công và vài đánh giá tích cực<ref>{{harvnb|Inglis|2010|p=84}}; {{harvnb|Leng|2006|pp=212, 236}}.</ref>.
 
Trong quãng thời gian đó, Harrison tham gia rất nhiều buổi diễn trong vai trò khách mời, chẳng hạn như chương trình tưởng nhớ [[Carl Perkins]] vào năm 1985 có tên ''[[Blue Suede Shoes: A Rockabilly Session]]''{{sfn|Doggett|2009|p=287}}{{#tag:ref|Harrison đóng góp 3 ca khúc là "[[That's Alright Mama]]", "[[Glad All Over]]" và "[[Blue Suede Shoes]]"{{sfn|Badman|2001|pp=259–260}}.|group="gc"}}. Năm 1986, anh bất ngờ xuất hiện ở phần cuối buổi hòa nhạc từ thiện Heart Beat 86 nhằm quyên góp tiền cho Bệnh viện nhi Birmingham. Đúng 1 năm sau, anh trình diễn 2 ca khúc "While My Guitar Gently Weeps" và "Here Comes the Sun" trong buổi diễn từ thiện của The Prince's Trust{{#tag:ref|The Prince's Trust là tổ chức từ thiện được thành lập vào năm 1976 bởi [[Charles, Thân vương xứ Wales]] nhằm giúp đỡ và ủng hộ thanh niên. Hàng năm, tổ chức này thu hút được tới 40.000 thanh niên tham gia các hoạt động của mình.|group="gc"}} tại Nhà hát Wembley ở thành phố London{{sfn|Huntley|2006|pp=202–203}}. Tháng 2 năm 1987, Harrison tham gia cùng Dylan, [[John Fogerty]] và Jesse Ed Davi biểu diễn trực tiếp suốt 2 giờ với nghệ sĩ nhạc blues [[Taj Mahan (nhạc sĩ)|Taj Mahan]]. Anh nhớ lại: ''"Bob gọi cho tôi rồi hỏi rằng liệu tôi có thích ra ngoài buổi tối và gặp Taj Mahan... Và thế là chúng tôi tới đó, được tặng vài cốc bia Mexico – rồi lại được thêm vài cốc nữa... Rồi Bob nói: ''"Này, tại sao chúng ta không thử trong khi cậu có thể hát?"'' Nhưng cứ mỗi khi tôi tới gần chiếc mic, Bob lại tiến tới và bắt đầu hát. Thứ đó nghe mới kinh làm sao, như kiểu muốn quẳng tôi ra xa vậy."''{{sfn|Harry|2003|p=92}}