Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh Mân Côi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:07.7194415
n →‎Lịch sử: sửa chính tả 2, replaced: Giáo Hội → Giáo hội using AWB
Dòng 10:
[[Tập tin:MaryRose-rosary-81A1414h.jpg|nhỏ|250p<|Tràng hạt Mân côi bằng gỗ thế kỷ 16]]
[[Tập tin:Rosary-Madonna-Atzwang.jpg|nhỏ|160px|Tượng Đức Mẹ Mân Côi bởi Franz Tavella, 1905 tại [[Tirol]]]]
Có những chi tiết khác nhau về lịch sử của Kinh Mân Côi. Theo truyền thống, Giáo Hộihội tin rằng Kinh Mân Côi được Mẹ Maria trao cho [[Thánh Đa Minh]] vào năm [[1214]] tại nhà thờ Prouille, gần [[Toulouse]] miền nam nước [[Pháp]]. Thực tế, việc cầu nguyện với một tràng hạt đã có nguồn gốc rất xa xưa. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tu sĩ trong vùng [[hoang mạc|sa mạc]] [[Ai Cập]] có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh - kinh này là Kinh Lạy Cha. Tùy mức độ sùng đạo, mỗi buổi sáng, họ quyết định số kinh sẽ đọc trong ngày tương ứng với số lượng hạt này rồi cho vào túi, đọc xong một kinh thì họ vứt đi mỗi hạt. Đến thời [[Trung Cổ]], các tu sĩ có thói quen đọc 150 bài [[Thánh Vịnh]] mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng vụ. Nhưng có nhiều người không biết đọc và viết tiếng Latinh nên họ không hiểu và đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, người ta dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây và gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha. Sau này, người ta dùng thêm Kinh Kính Mừng bên cạnh Kinh Lạy Cha. [[Thế kỷ 7|Thế kỷ thứ 7]], là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Maria, giáo dân bắt đầu phổ biến việc đọc 150 Kinh Kính Mừng thay cho 150 kinh Lạy Cha và gọi các này là "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ".
 
[[Thế kỷ 13]], thánh Đa Minh được sứ mệnh chống lại sự bành trướng của lạc giáo Albigens. Theo tục truyền, năm 1213, Trinh nữ Maria hiện ra với ông và dạy phải dùng hai phương tiện để chiến thắng là giảng dạy và cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Từ năm [[1410]] đến [[1439]], một thầy tu tên là Dominique ở [[Köln]], nước [[Đức]] đề nghị đọc theo một hình thức mới, chỉ có 50 kinh Kính Mừng, trước mỗi kinh có phần suy niệm một đoạn [[Sách Phúc Âm|Phúc Âm]]. Ý tưởng này phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Từ [[thế kỷ 16]] đến tận đầu [[thế kỷ 20]], cấu trúc của Kinh Mân Côi cơ bản vẫn không thay đổi, gồm 15 "mầu nhiệm" chia làm ba nhóm. Trong thế kỷ 20, người ta còn phổ biến kinh cầu Fatima vào đoạn sau của mỗi "mầu nhiệm". Đến năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II mới thêm vào Mầu nhiệm năm Sự sáng - đây là sự thay đổi lớn của kinh này sau năm thế kỷ.