Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tàu vũ trụ Soyuz”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:25.9795977
n sửa chính tả 3, replaced: các các → các , bị bị → bị using AWB
Dòng 7:
Tại [[Liên Xô]] vào cuối [[thập niên 50]], các thiết kế của [[tàu vũ trụ có người lái]] đều được thực hiện bởi các kỹ sư tại [[cục thiết kế của Sergei Korolev]]. [[Sergey Pavlovich Korolyov|Korolev]] đã thiết kế tàu [[Vostok]] (Phương Đông) giúp [[Liên Xô]] đưa được người đầu tiên vào [[vũ trụ]]. Các nghiên cứu về các chuyến bay tiếp theo của [[Vostok]] để đưa người bay xung quanh [[Mặt Trăng]] bắt đầu vào [[năm 1959]] dưới sự chỉ đạo của [[Tikhonravov]]. Lúc đó người ta thấy những chuyến bay như vậy cần sử dụng các [[thiết bị phóng]] dựa trên loại [[tên lửa R-7|tên lửa đạn đạo R-7]] của [[Sergey Pavlovich Korolyov|Korolev]]. Do loại tên lửa này không thể mang hơn 6 tấn tải trọng lên [[quỹ đạo]], một [[thiết bị vũ trụ|tàu vũ trụ]] để bay quanh [[Mặt Trăng]] như vậy phải được lắp ghép trên [[quỹ đạo của Trái Đất]] qua các lần phóng tên lửa [[R-7]]. Như vậy, cần hoàn thiện kỹ thuật tiếp cận, kết nối và tiếp nhiên liệu giữa các tầng tên lửa trên [[quỹ đạo]]. Trong những năm [[1960]] – [[1961]], các nghiên cứu này, được đặt tên là "[[L1]]", được mở rộng bao gồm việc tiếp cận, kết nối của một vài tầng, và việc sử dụng tay máy để lắp ráp các tầng này.
 
Cùng lúc đó một bộ phận khác trong [[cục thiết kế của Korolev]] đang nghiên cứu về cấu hình của một phương tiện trở về [[Trái Đất]] cho các chuyến bay tiếp theo của [[Vostok]]. Phụ trách vấn đề này là bộ phận 11, và các ý tưởng thì không thiếu. [[Năm 1959]], thiết kế trưởng [[Tsybin]] cùng với [[Sergey Pavlovich Korolyov|Solovyev]] của bộ phận 9 đưa ra thiết kế [[thiết bị vũ trụ|tàu vũ trụ]] có cánh với [[tỷ số hypersonic lift-to-drag]] trên 1.0. [[Prugnikov]] của bộ phận 8 và [[Feoktistov]] của bộ phận 9 đề nghị sự phát triển một khoang [[tên lửa đạn đạo|đạn đạo]] gồm các dạng khác nhau của các các "hình cầu bị chia đoạn". [[Sergey Pavlovich Korolyov|Korolev]] đã đề nghị [[viện khí động lực học/thủy động lực học trung ương liên bang]] (TsAGI) nghiên cứu mọi cấu hình khả thi. Trong một bức thư [[A I Makarevskiy]] gởi cho Korolev vào [[ngày 9 tháng 9 năm 1959]], [[TsAGI]] đưa ra sơ đồ nghiên cứu của họ. Công việc được hứa hẹn sẽ hoàn thành vào cuối [[năm 1959]]. Để khai thác cơ sở dữ liệu này, Reshetin đã triển khai một nhóm đề án thực hiện việc nghiên cứu một cách thỏa hiệp giữa các cấu hình khác nhau vào đầu [[năm 1960]]. Nó được nâng lên thành một bộ phận đề án dưới sự lãnh đạo của [[Timchenko]] vào [[năm 1961]].
 
Các nghiên cứu [[năm 1960]] xem xét các dạng cấu hình khác nhau như khoang đạn đạo, phối hợp thêm cánh của các tàu bay thông thường, và các dạng lai tạo không có đuôi. Mỗi cấu hình này có một nghiên cứu hoàn thiện về mặt lý thuyết trên các mặt khí động lực học, quỹ đạo bay, khối lượng, yêu cầu bảo vệ về nhiệt và những cái khác. Cuối [[năm 1960]] người ta thấy rằng các thiết kế sử dụng cánh là quá nặng để có thể phóng bởi [[R-7]] và trong một vài trường hợp gây ra khó khăn trong việc bảo vệ nhiệt khi trở về [[khí quyển (định hướng)|bầu khí quyển]], những điều này nằm ngoài khả năng công nghệ lúc đó. Các nghiên cứu này thuộc loại phức tạp nhất từng được thực hiện, và Korolev đã nhận được sự hỗ trợ của các nhà [[khí động lực học]] tài năng nhất [[Liên Xô]]. Nổi bật là [[Likhushin]] tại [[NII-1]], và những người bỏ đi khi [[Chelomei]] tiếp quản cục của họ, [[Myasishchyev]] tại [[TsAGI]], và [[Tsybin]] tại [[TII-88]]. [[Năm 1962]], hình dáng "đèn pha ôtô" được lựa chọn: phần đầu bán cầu nối với một hình nón cụt với góc nghiêng nhỏ (7 độ).
Dòng 136:
*Gian động cơ đẩy chứa hệ thống kiểm soát nhiệt chính cùng với lá tản nhiệt của tàu. Trong gian này cũng chứa hệ thống động cơ đẩy, các ăcquy, các tấm thu năng lượng mặt trời cũng như cấu trúc để kết nối với tên lửa đẩy Soyuz. Trong gian này có hệ thống giúp thực hiện các thao tác trên quỹ đạo như tiếp cận và kết nối với [[trạm không gian]] hay hạ [[quỹ đạo]] để trở về [[Trái Đất]]. Chất nổ sử dụng là [[Nitơ tetroxyt]] và [[dimethylhidrazin]] không đối xứng. Hệ thống động cơ đẩy chính và hệ thống kiểm soát phản ứng nhỏ hơn dùng để thay đổi tư thế của tàu trong không gian sử dụng chung bình chất nổ. 2 tấm thu năng lượng mặt trời ở hai bên gian này được nối với các ăcquy có thể sạc lại.
 
Trước khi tàu trở về [[khí quyển]], gian trung gian tách module thiết bị khỏi module tiếp đất, và cũng như module quỹ đạo, module thiết bị bị đốt cháy khi rơi vào [[khí quyển (định hướng)|bầu khí quyển]].
== Các hệ thống trên tàu Soyuz ==
=== Hệ thống kiểm soát nhiệt ===