Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Kiev (1943)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: AlphamaEditor, Excuted time: 00:00:24.2010000
n sửa chính tả 1, replaced: Trung Tâm → Trung tâm (10) using AWB
Dòng 26:
'''Trận Kiev (1943)''' là một trong các trận đánh quan trọng nhất của chuỗi [[Trận sông Dniepr|Chiến dịch Tả ngạn sông Dniepr]]. Từ ngày 24 tháng 9 đến ngày 24 tháng 12 năm 1943, trên toàn bộ khu vực Kiev và các vùng lân cận đã diễn ra nhiều trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc [[Chiến tranh Xô-Đức|Chiến tranh giữ nước vĩ đại]]. Khởi đầu bằng [[Chiến dịch đổ bộ đường không Rzhishchev-Bukrin|cuộc đổ bộ đường không tại căn cứ đầu cầu Bukrin]], trải qua ba tháng liên tục giao chiến, Quân đội Liên Xô đã hoàn toàn làm chủ thành phố Kiev và các vùng phụ cận, đánh bại cuộc phản công nhằm tái chiếm Kiev của Tập đoàn quân xe tăng 4, Tập đoàn quân 8 và Tập đoàn quân 2 thuộc cụm tập đoàn quân Nam (Đức) do đích thân [[Nguyên soái|Thống chế]] [[Erich von Manstein]] chỉ huy, giữ vững chiến tuyến có lợi để tiếp tục mở các chiến dịch lớn, đuổi Quân đội Đức Quốc xã khỏi Hữu ngạn Ukraina, bao vây, tiêu diệt một phần lớn các binh đoàn của Cụm Tập đoàn quân Nam (Đức) trong [[Chiến dịch hợp vây Korsun–Shevchenkovsky|Chiến dịch Korsun-Shevchenko]], tiến đến biên giới phía tây Ukraina và chân [[dãy núi Karpat|núi Karpat]].
 
Trận Kiev đã góp phần làm cho Phòng tuyến Wotan (còn gọi là "Bức tường phía đông") của Quân đội Đức Quốc xã sụp đổ một mảng lớn, tạo tình thế thuận lợi cho các Phương diện quân Belorussia và Ukraina 1 (Liên Xô) tiếp tục tiến công đến biên giới quốc gia Liên Xô, chia cắt Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) với Cụm tập đoàn quân Trung Tâmtâm (Đức) đang phòng ngự ở chỗ lồi Belasussia và đe dọa bổ đôi chính Cụm tập đoàn Nam (Đức). Trận đánh này đã đem lại cho quân đội Liên Xô một trong hai bàn đạp lớn ở hữu ngạn sông Dniepr để tổ chức các chiến dịch giải phóng hoàn toàn Ukraina, tiến đến các vùng biên giới với Romania, Hungaria, Tiệp Khắc và Đông Nam Ba Lan.
 
Việc quân đội Liên Xô đánh chiếm Kiev và các vùng phụ cận còn tạo ra nguy cơ uy hiếp sườn phải của Cụm tập đoàn quân Trung Tâmtâm (Đức) do cùng thời điểm tháng 9 năm 1943, Phương diện quân Trung Tâmtâm phối hợp với cánh trái Phương diện quân Tây (Liên Xô) đã tiến hành thành công [[Chiến dịch Chernigov-Pripyat]], đánh chiếm khu vực Gomel, Konotop và bắt đầu tác chiến trên lãnh thổ Byelorussia.
 
Thất bại trong cuộc phản công chiếm lại Kiev, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã tiêu hao nốt những lực lượng dự bị vốn đã vơi đi nhiều sau [[Trận Vòng cung Kursk]] và các trận đánh ở tả ngạn sông Dniepr, buộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức Quốc xã tiếp tục rút bớt quân từ khu vực Balkan, Hy Lạp và một phần lực lượng dự bị từ trong nước Đức ném ra [[Chiến tranh Xô-Đức|Mặt trận phía đông]] để đối phó với quân đội Xô Viết.
Toàn bộ Trận Kiev bao gồm nhiều hoạt động quân sự trải dài suốt hơn 180 km từ Bắc xuống Nam và kéo dài 3 tháng, bao gồm:
*[[Chiến dịch đổ bộ đường không Rzhishchev-Bukrin]] do Quân đoàn 51 (Tập đoàn quân 40) và các lữ đoàn dù 3, 5 thực hiện nhằm chiếm đầu cầu Bukrn, phía nam Kiev.
*[[Chiến dịch tấn công Chernobyl-Radomysl]] (1 tháng 10 đến 4 tháng 10 năm 1943) do cánh trái của Phương diện quân Trung Tâmtâm thực hiện nhằm che chở sườn phải của [[Phương diện quân Voronezh]] tấn công Kiev.
*[[Chiến dịch phòng ngự Chernobyl-Gornostaipol]] (1 tháng 10 đến 8 tháng 10 năm 1943) do cánh phải [[Phương diện quân Voronezh]], phối hợp với cánh trái của [[Phương diện quân Trung Tâm]] thực hiện chống lại đòn phản kích của các Quân đoàn xe tăng 46, 56 và Quân đoàn bộ binh 59 thuộc Tập đoàn quân 2 (Đức).
*[[Chiến dịch tấn công Lyutezh]] (11 tháng 10 đến 24 tháng 10 năm 1943) do các tập đoàn quân 38, 60 và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 thực hiện, đánh chiếm đầu cầu Lyutezh phía bắc Kiev.
Dòng 41:
== Tình huống mặt trận ==
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 101I-732-0138-14, Russland, Panzer VI "Tiger I".jpg|nhỏ|phải|256px|Xe tăng Pz-VI của Sư đoàn cơ giới "Großdeutschland" triển khai phòng thủ cùng với pháo binh. Ngày 23 tháng 9 năm 1943]]
Đến đầu tháng 10 năm 1943, 19 tập đoàn quân của 4 Phương diện quân Liên Xô đã đồng loạt áp sát bờ tả ngạn sông Dniepr. Hai đầu cầu ở tả ngạn sông Dniepr là thành phố Zhaporozh và khu vực Vasilevka-Gornostayevka ở hạ lưu Dniepr vẫn nằm trong tay quân đội Đức Quốc xã. Tại khu vực phía bắc và phía nam Kiev, Tập đoàn quân 13 (Phương diện quân Trung Tâmtâm) chiếm một căn cứ đầu cầu nhỏ gần thị trấn Novoshepenlichi và thị trấn Chernobyl trên khu vực hợp lưu giữa sông Pripyat và sông Dniepr. Cuối tháng 9, Quân đoàn 51 thuộc Tập đoàn quân 40 và Lữ đoàn trinh sát bọc thép thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 chiếm được một bàn đạp nhỏ ở khu vực Rzhishchev phía nam Kiev. Các đơn vị pháo binh chiến dịch, không quân, kỹ thuật và hậu cần của Quân đội Liên Xô còn đang tụt lại phía sau từ 80 đến trên 150&nbsp;km do tốc độ tấn công quá nhanh. Nhiều sư đoàn Liên Xô phải tổ chức vượt sông bằng mọi phương tiện thô sơ có trong tay nhưng hầu hết đều không thành công.<ref>Конев И. С. Записки командующего фронтом. — М.: Наука, 1972 (I. S. Konev. Ghi chép của chỉ huy mặt trận. Moscow: Nauka, 1972) trang 80</ref> Quân đội Xô Viết dù đã tăng quân số của 4 phương diện quân lên đến 1.252.600 người nhưng sau 2 tháng tấn công liên tục cũng phải chịu thương vong khá lớn: 107.645 người chết và mất tích, 343.821 người bị thương.<ref>Россия и СССР в войнах XX века. Потери вооруженных сил: Статистическое исследование. / Под общ. ред. Г. Ф. Кривошеева. М.: Олма-Пресс, 2001.</ref> Các Tập đoàn quân tuyến đầu cần được bổ sung người và phương tiện để bù đắp những thiệt hại.
 
Phòng tuyến Wotan của quân đội Đức Quốc xã, đoạn phía nam dọc theo sông Dniepr từ ngã ba sông Sozh và sông Dniepr đến cửa biển Kherson được cấu tạo chủ yếu bằng các binh đoàn xe tăng. Tại khu vực phía nam Kiev có các quân đoàn xe tăng 24, 48. Khu vực phía bắc Kiev có Quân đoàn xe tăng 56 thuộc Tập đoàn quân 2 (Đức). Phối hợp với các đơn vị xe tăng có các quân đoàn bộ binh 13 và 59. Tập đoàn quân 7 (Đức) mới được điều từ Balkan đến phòng thủ khu vực thành phố Kiev cũng có trong tay các sư đoàn xe tăng 7, 8 và sư đoàn cơ giới 20.<ref name="mellenthin15">[http://militera.lib.ru/h/mellenthin/15.html Friedrich Wilhelm von Mellenthin, Panzer battles 1939-1945: A study of the employment of armour in the second world war. — 2nd edition, enlarged. — London, 1956.]</ref> Thống chế [[Erich von Manstein]] hy vọng sử dụng xe tăng trong phòng ngự ở Mặt trận phía nam Liên Xô trên phòng tuyến sông Manych đầu năm 1943 để đối phó có hiệu quả với các đòn đột kích vượt sông của quân đội Liên Xô.<ref name="manstein15">[http://militera.lib.ru/memo/german/manstein/15.html Erich von Manstein, Verlorene Siege. — Bonn, 1955]</ref>
Dòng 101:
 
=== Ở các khu vực đầu cầu Lyutezh và Chernobyl ===
Ngày 26 tháng 9, Tập đoàn quân 13 (khi đó thuộc Phương diện quân Trung Tâmtâm) đã vượt sông Dniepr trong hành tiến. Lợi dụng con sông nhỏ Pripyat án ngữ phía đông nam, Tướng Pukhov đã nhanh chóng đổ quân sang khu vực Novoshepelichi và Chernobyl, tạo thành một căn cứ đầu cầu nhỏ. Tuy nhiên, căn cứ đầu cầu này khá biệt lập. phía bắc là vùng đầm lầy Pripiat, phía đông là sông Dniepr, phía tây và tây nam là sông Pripiat, hợp lưu với sông Dniepr tại Đông Nam Chernobyl khoảng 20&nbsp;km. Từ ngày 1 đến ngày 10 tháng 10, Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) cố gắng hất Tập đoàn quân 13 (Liên Xô) trở lại tả ngạn sông Dniepr nhưng đều vấp phải sức kháng cự mạnh của các đơn vị pháo chống tăng Liên Xô. Địa hình đầm lầy cũng làm cho các xe tăng hạng nặng của Đức không phát huy được ưu thế cơ động. Đến ngày 10 tháng 10, Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) phải ngừng công kích sau khi chiếm được thị trấn Novoshepelichi. Tập đoàn quân 13 (Liên Xô) vẫn giữ được Chernobyl và còn phát triển lên phía bắc, đánh chiếm thị trấn Kolyban, tạo thành một chỗ lồi nguy hiểm đe dọa sườn phía nam của Cụm tập đoàn quân 2 (Đức) và cánh cực Bắc của Tập đoàn quân xe tăng 4 (thuộc Cụm tập đoàn quân Nam).
 
Trong một hành động tương tự, ngày 29 tháng 9, các chi đội phái đi trước của Tập đoàn quân 38 (Liên Xô) sau khi áp sát sông Dniepr đã đổ bộ sang Novo Petrovtsy trên hữu ngạn sông Dniepr. Tận dụng tình thế các sư đoàn xe tăng của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) còn đang ở phía nam Kiev để đối phó với căn cứ bàn đạp Bukrin, tướng N. E. Chibitsov, tư lệnh tập đoàn quân 38 đã hạ lệnh cho chủ lực tập đoàn quân vượt sông, đánh chiếm thêm thị trấn Kazarovichi ở phía bắc. Ngày 30 tháng 9, hai căn cứ nhỏ đã được nối liền tại Svaromye. Tập đoàn quân 38 tiếp tục đột phá về phía tây, đánh chiếm các cứ điểm Lyutezh và Motsun; hình thành một bàn đạp rộng 10&nbsp;km, sâu 10&nbsp;km. Tuy nhỏ hơn đầu cầu Bukrin nhưng đầu cầu Lyutezh ở khác gần phía bắc Kiev. Cho đến ngày 12 tháng 10, khi nắm được tình hình phức tạp tại phía bắc Kiev, tướng Hermann Hoth mới điều lực lượng xe tăng chủ yếu của Tập đoàn quân xe tăng 4 từ Bukrin lên. Mất mấy ngày hành quân bằng đường bộ, khi các quân đoàn xe tăng Đức tập hợp được những lực lượng còn lại và bắt đầu chuyển quân thì Tập đoàn quân 38 (Liên Xô) đã tổ chức vững chắc căn cứ đầu cầu khiến Sư đoàn xe tăng 8 và Quân đoàn bộ binh 13 (Đức) phải thất bại khi đột phá để xóa căn cứ bàn đạp này.
 
Vào thời điểm quyết định tấn công từ bàn đạp Bukrin. I. V Stalin chưa có được báo cáo về cuộc đổ bộ thành công của Tập đoàn quân 38 (Liên Xô) tại Lyutezh, phía bắc Kiev. Phải đến ngày 12 tháng 10, khi chắc chắn rằng Tập đoàn quân 38 trụ lại được, G. K. Zhukov mới nhắc đến căn cứ đầu cầu này trong một cuộc giao ban thường nhật tại Đại bản doanh. Nắm được tình hình thuận lợi tại phía bắc Kiev, I. V. Stalin ra lệnh cho N. F. Vatutin chuyển toàn bộ Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 từ khu vực Bukrin - Kanev về phía bắc Kiev. Mọi cuộc chuyển quân đều phải tiến hành vào ban đêm. Tập đoàn quân 40 cũng được lệnh chuyển lên phía bắc, vượt sông đánh chiếm thị trấn Tripolye, gần phía nam Kiev hơn 15&nbsp;km, tiếp tục giam chân các sư đoàn xe tăng 24 và 48 (Đức) tại phía nam Kiev. Theo đề nghị của G. K. Zhukov, I. V. Stalin cũng đồng ý chuyển từ Phương diện quân Trung Tâmtâm Tập đoàn quân 60 đang phòng ngự ở đoạn hợp lưu giữa sông Tetryev và sông Dniepr cùng Tập đoàn quân 13 đang chiếm giữ bàn đạp Chernobyl cho Phương diện quân Voronezh. Tuyến phân giới giữa hai Tập đoàn quân được đẩy từ phía đông Svaromye lên phía bắc đến Loev. Phương diện quân Trung Tâmtâm của K. K. Rokossovsky tập trung hoàn toàn vào hướng Nam Byelorussia và từ ngày 20 tháng 10, được đổi tên thành Phương diện quân Byelorussia. Phương diện Voronezh của N. F. Vatutin với 8 tập đoàn quân, trong đó có 1 tập đoàn quân xe tăng và 1 tập đoàn quân không quân đã có thể tập trung vào mục tiêu giải phóng Kiev. Từ ngày 20 tháng 10, phương diện quân này được đổi tên thành Phương diện quân Ukraina 1. Các tập đoàn quân 27 và 47 tiếp tục vượt sông chi viện cho các đơn vị tại căn cứ đầu cầu Bukrin, không cho Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) rút thêm lực lượng ở hướng này về phía Kiev.
 
Đến cuối tháng 10 năm 1943, thế trận của Quân đội Liên Xô xung quanh Kiev đã hình thành chặt chẽ. Do các Phương diện quân Ukraina 2, 3 và 4 đồng loạt mở các chiến dịch tấn công vượt sông Dniepr đánh vào các hướng Kirovograd và Krivoy Rog, cánh Nam của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã không thể điều quân cứu viện cho cánh Bắc tại Kiev.
Dòng 138:
== Chiến dịch phòng ngự Kiev ==
=== Quân đội Đức Quốc xã tăng viện cho khu vực Kiev ===
Hitler không cam chịu mất Kiev không chỉ vì đây là một trong ba thành phố lớn và là thành phố lớn đầu tiên của Liên Xô mà quân đội Đức Quốc xã phải mất mấy tháng trời mới chiếm được trong hè - thu 1941. Nếu Quân đội Liên Xô chiếm lại được Kiev, họ có thể phát triển nhanh chóng tới chân núi Karpat, điểm tiếp giáp các biên giới với Ba Lan, Slovakia, Hungaria và Romania, chia cắt chính diện của Cụm tập đoàn quân Nam Đức. Điều đó có nghĩa là đoạn trung tâm của [[Phòng tuyến Wotan]] sẽ sụp đổ. Cụm tập đoàn quân Trung Tâmtâm (Đức) sẽ bị hở sườn Nam và bị đe dọa đánh vào phía sau lưng. Cụm tập đoàn quân Nam bị chia cắt cũng có nghĩa là cánh Nam của nó sẽ bị yếu đi và nguy cơ quân đội Liên Xô chiếm lại được toàn bộ phía nam Hữu ngạn Ukraina, tiếp cận cửa ngõ vào Balkan. Những nguy cơ đó hoàn toàn hiện hữu.
 
Ngày 5 tháng 11, Thống chế [[Erich von Manstein]] rút từ Tập đoàn quân xe tăng 1 Sư đoàn xe tăng "Đế chế", hai quân đoàn bộ binh 7 và 42 tăng cường cho Tập đoàn quân xe tăng 4. Các quân đoàn bộ binh 13 và 59 cũng nhận được 2 sư đoàn cơ giới từ Quân đoàn xe tăng 56 thuộc Tập đoàn quân xe tăng 3 (Cụm tập đoàn quân Trung tâm chuyển giao). Cùng với hai quân đoàn xe tăng 24 và 48 sẵn có, lực lượng phản kích của Tập đoàn quân xe tăng 4 được tăng lên đến 15 sư đoàn, trong đó có 6 sư đoàn xe tăng và 2 sư đoàn cơ giới. Tổng số xe tăng tham gia phản kích khoảng hơn 350 chiếc. Trong kế hoạch phản công của Tập đoàn quân xe tăng 4 có tính đến việc sử dụng cả Tập đoàn quân xe tăng 40 cũng rút từ Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) nhưng Hitler đã kiên quyết bác bỏ điều này.
Dòng 163:
Mặc dù đã điều cả lực lượng dự bị và huy động cả sự tham gia của hai tập đoàn quân 2 và 8 nhưng Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) vẫn để mất Kiev và không lấy lại được. Tổn thất của hai bên đều rất lớn. Quân đội Đức Quốc xã mất 18.212 người chết và mất tích<ref name="ww2stats.com">[http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec43.html Báo cáo thương vong qua từng 10 ngày của các tập đoàn quân và quân đoàn độc lập (Đức) năm 1943]</ref>, 52.631 người bị thương<ref name="ww2stats.com"/>. Theo các tài liệu Liên Xô thì chỉ tính riêng từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 11 năm 1943, thương vong của quân đội Đức Quốc xã trong trận Kiev lên đến 15.000 chết, 6.200 bị bắt, 286 xe tăng bị phá hủy và 156 máy bay bị bắn rơi.<ref>http://9may.ru/31.12.1943/inform/m4422</ref>. Quân đội Liên Xô có 32.934 người chết, 88.003 người bị thương.<ref>Гриф секретности снят: Потери Вооруженных Сил СССР в войнах, боевых действиях и военных конфликтах: Стат. исслед./ Г. Ф. Кривошеев, В. М. Андроников, П. Д. Буриков. — М.: Воениздат, 1993. С. 370. ISBN 5-203-01400-0</ref> 2/3 số thương vong xảy ra trong các trận đánh vượt sông tại các đầu cầu Bukrin và Kyutezh.<ref>[http://militera.lib.ru/memo/russian/moskalenko-2/05.html Москаленко К.С. На Юго-Западном направлении. 1943-1945. Воспоминания командарма. Книга II. — М.: Наука, 1973 (K.S. Moskalenko Hướng tây nam. 1943-1945. Hồi ức của người chỉ huy. Quyển II. - Moskva: Nauka, 1973. Chương V-Giải phóng Kiev)]</ref>
[[Tập tin:5011-0007-reverse.gif|nhỏ|phảo|250px|Huy hiệu kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Kiev (6/11/1943 - 6/11/1993)]]
Mặc dù Hồng quân đã không thành công trong việc cắt đứt tuyến đường sắt nối Vinitsa (Sở chỉ huy Cụm Tập đoàn quân Nam) với Minsk (Sở chỉ huy Cụm tập đoàn quân Trung Tâmtâm) để chia cắt hai cụm tập đoàn quân này, nhưng họ đã giải phóng Kiev, phá vỡ phòng tuyến sông Dnepr và tiêu diệt một số lớn quân Đức thuộc Tập đoàn quân xe tăng 4. Về phía mình, quân Đức đã giữ được tuyến đường sắt và gây ra tổn thất nặng cho Hồng quân Liên Xô. Nhưng các chiến dịch của Quân đội Liên Xô vẫn không dừng lại. Và ngay sau khi Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) phải rút về hậu tuyến để củng cố và bổ sung lực lượng, Hồng quân đã mở [[Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr|Chiến dịch Dnepr–Carpath]] ngay đúng 1 ngày trước ngày Giáng sinh (24 tháng 12 năm 1943). Đến ngày 3 tháng 1 năm 1944 Hồng quân đã đẩy quân Đức về biên giới cũ của Liên Xô (biên giới Liên Xô-Ba Lan năm 1939).
 
Việc chiếm được Kiev và các vùng phụ cận đã tạo điều kiện cho Quân đội Liên Xô có được một bàn đạp chiến lược ở hữu ngạn sông Dniepr. Sử dụng bàn đạp này cùng bàn đạp Znamenka - Krivoy Rog ở phía nam, chỉ 1 tháng sau, các phương diện quân Ukraina 1 và Ukraina 2 đã tiến hành thành công chiến dịch Korsun-Shevchenko ở hữu ngạn sông Dniepr, hợp vây tiêu diệt phần lớn Tập đoàn quân xe tăng 1, Tập đoàn quân 8 và Cụm tác chiến Stemmermann của quân đội Đức Quốc xã, đánh quỵ cánh Nam của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức), buộc cụm này phải rút lui về hướng Hungaria-Romania và được đổi thành Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina 2 tháng sau đó.