Khác biệt giữa bản sửa đổi của “FULRO”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hoạt động tại Việt Nam: sửa chính tả 3, replaced: được được → được using AWB
Dòng 114:
Tháng 6-1975, [[Chính phủ Việt Nam|chính quyền Việt Nam]] mở chiến dịch hành quân quy mô truy quét FULRO trên khắp [[Tây Nguyên]], với chiến xa và trọng pháo yểm trợ, đánh vào những sào huyệt của FULRO tại [[Đắk Lắk]], [[Lâm Đồng]] và [[Tuyên Đức]], chiếm lại các quận huyện và buôn làng nằm trong tay FULRO. Nhiều cán bộ FULRO Thượng cao cấp lần lượt bị bắt (Y Chôn Mlô Duôn Du, Y Bliêng Hmok, Y Nguê, Y Djao Niê, Nay Guh, Nay Fun, Nay Rong), bị giam trong các trại cải tạo tại [[Buôn Ma Thuột]] và [[Lâm Đồng]].
 
Hơn 2.000 tàn quân FULRO Dega chạy sang [[Campuchia]] lánh nạn và được [[Khmer Đỏ]] tiếp nhận. Họ được được giúp đỡ và trang bị thêm để tiến qua Việt Nam đánh chiếm các làng ven biên tại [[Lâm Đồng|Lâm Ðồng]], [[Sông Bé (tỉnh)|Sông Bé]] và [[Đắk Lắk]]. Những trận đánh tại vùng biên giới và dọc các [[Quốc lộ (Việt Nam)|quốc lộ]] trong những năm 1975 và 1976 rất dữ dội.
 
Tại [[Đắk Lắk]], cuối tháng 5-1976, một số lãnh tụ Thượng bị giam (Y Djao Niê, Nay Ful, Nay Rong, Nay Guh cùng nhiều người khác) vượt ngục và ám sát ban lãnh đạo FULRO Dega cũ gồm các ông Kpa Koi, Htlon, Y Bách êban, Y Dhê Buôn Dap, Hmang Mbon... để giành quyền lãnh đạo. Tháng 7-1977, nhóm này thành lập một "chính phủ" mới, bộ chỉ huy đặt tại Lạc Dương, phía Bắc Ðà Lạt. Y Djao (bí danh thiếu tướng Dampa Kwei) tự phong Thủ tướng và cử Ya Duk (người Cơ Ho) làm Đổng lý Văn phòng, Nay Guh Bộ trưởng Quốc phòng, Nay Rong (trung tá) Bộ trưởng Ngoại giao, Nay Ful Bộ trưởng Nội vụ (cả ba là người Djarai)... Tổ chức quân sự vẫn giữ y như cũ gồm năm quân khu, nhưng chỉ quân khu IV, do Paul Yưh (người Bahnar) làm tư lệnh, thực sự còn hoạt động. Vụ đảo chính này làm nhiều cán bộ FULRO nản chí, một số buông súng ra đầu hàng, một số khác bỏ về làng làm nương rẫy.