Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Nam Định (1883)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
n →‎Bối cảnh: sửa chính tả 3, replaced: đã đã → đã using AWB
Dòng 28:
Nguyên do người Pháp mở rộng tầm can thiệp quân sự vào [[Bắc Kỳ]] là vì quyết đoán thiển cận của Henri Rivière, vốn được cử ra Hà Nội chỉ huy một toán quân nhỏ vào cuối năm 1881 để xét các khiếu nại của triều đình Huế về thương nhân Pháp hoạt động trên sông Hồng.<ref>Thomazi, ''Conquête'', 140–57</ref> Rivière tự ý tiếm quyền, bác bỏ chỉ thị của chính thượng cấp và mở cuộc tấn công chiếm thành Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 1882.<ref>Bastard, 152–4; Marolles, 75–92; Nicolas, 249–52</ref> Rivière sau đó qua thương lượng trả thành Hà Nội cho quan Việt nhưng việc động binh gây chấn động ở cả Huế và Bắc Kinh.<ref>Eastman, 51–7; Lung Chang, 89–95</ref>
 
Khi thành Hà Nội thất thủ, vua Tự Đức liền ra lệnh cho 2 quan kinh lược chính và phó sứ Nguyễn Chính và Bùi Ân Niên rút binh về Mỹ Đức để cùng Hoàng Tá Viêm, một mặt tổ chức việc phòng thủ, mặt kia triệu [[Lưu Vĩnh Phúc]] với đạo [[quân Cờ Đen|quân cờ đen]] thiện chiến về chống chọi với quân Pháp. Tại Huế, [[khâm sứ Trung Kỳ|khâm sứ]] Rheinart yêu cầu triều đình cử tổng đốc mới ra Bắc Kỳ để tiếp thu lại tỉnh thành Hà Nội. Triều đình điều cựu Tổng đốc Hà-Ninh là Trần Đình Túc, trước đã đã về hưu trí, nay sung khâm sai đại thần hội cùng với Tịnh biên phó sứ Nguyễn Hữu Độ làm phó khâm sai ra Hà Nội thương thuyết với Rivière nhận lại tỉnh thành. Trong khi Rivière và Trần Đình Túc đang thương lượng để quân Pháp triệt thoái ra ngoài thành Hà Nội thì Hoàng Tá Viêm, Nguyễn Chánh, Bùi Ân Niên dâng sớ xin đánh nhưng vua Tự Đức không chấp thuận.
 
Phía Việt Nam cũng cầu viện [[nhà Thanh]]. Bắc Kinh vốn coi nhà Nguyễn là chư hầu bèn tiếp viện quân Cờ đen; về mặt ngoại giao [[nhà Thanh]] cũng báo với Paris rằng Trung Hoa không chấp nhận người Pháp chiếm đất phên giậu Bắc Kỳ. Mùa hè năm 1882, Tổng Đốc [[Vân Nam]] là Tạ Kính Bưu điều quân Thanh từ [[Vân Nam]] và [[Quảng Tây]] vượt biên giới tiến vào Bắc Kỳ, chiếm đóng một dải từ thượng du [[Lạng Sơn]], [[Hưng Hóa (định hướng)|Hưng Hóa]] xuống tận trung du [[Bắc Ninh]].<ref>Lung Chang, 90–91; Marolles, 133–44</ref> Đại binh nhà Thanh ở dọc biên giới Quảng Đông, Quảng Tây cũng động binh. Bộ trưởng Pháp đặc trách Trung Hoa, Frédéric Bourée, trước nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc tìm cách thỏa thuận với đại diện Thanh triều là Tổng lý nha môn [[Lý Hồng Chương]] vào cuối năm 1882 để chia đất Bắc Kỳ, phân định thành hai vùng ảnh hưởng của nhà Thanh và Pháp. Tuy nhiên việc không thành. Nhà Thanh không chấp nhận vì cho là Lý Hồng Chương nhượng bộ quá nhiều. Về mặt Pháp thì chính phủ mới của [[Jules Ferry]] bác bỏ thỏa thuận này vào tháng 3 năm 1883, và triệu hồi Bourée về nước.<ref>Eastman, 57–65</ref>