Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ruột già”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 46:
Kết tràng là thành phần chính của ruột già, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma. Kết tràng lên đi từ manh tràng đi lên dọc theo bên phải ổ bụng cho đến khi gặp gan chỗ gặp gỡ nó uốn cong gọi là góc phải góc gan. Sau đó nó trở thành kết tràng ngang, đi ngang qua ổ bụng. Khi đi đến gần lách ở bên trái, nó quay xuống để tạo thành kết tràng xuống chỗ uốn cong gọi là góc trái hay góc tụy. Và khi đi vào khung chậu nó có hình chữ S tạo thành kết tràng xích ma.<ref name="ruột già"/>'''Ruột kết''' là phần đầu của ruột già, tại đây chất cặn bã của thức ăn bị mất nước, cứng lại. Sau đó chất cặn bã này tới kết tràng xích ma, trực tràng rồi thải ra ngoài.
 
===[[Trực tràng]]===
Sau khi uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng, là một ống thẳng, dài khoảng 15&nbsp;cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Có 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của [[hậu môn]] trực tràng nằm sau [[bàng quang]] ở nam và sau [[tử cung]] ở nữ.<ref name="ruột già"/>
 
Dòng 58:
===Dịch ruột già===
Dịch ruột già không có enzyme tiêu hoá mà chỉ có chất nhày để bảo vệ [[niêm mạc]] của chính nó mà thôi. Trong chứng viêm ruột già, chất nhày được tăng tiết, tạo thành từng khối ra theo phân. <ref name=zsh1/>
 
==Sự thải phân==
 
Thải phân qua động tác đại tiện là một phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn trực tràng và mở cơ thắt hậu môn. Khi niêm mạc trực tràng bị kích thích, các xung hướng tâm truyền về chất xám của tuỷ sống ở đoạn cùng, nơi xuất phát dây chậu thuộc thần kinh phó giao cảm. Các xung ly tâm đến trực tràng gây co bóp mạnh các cơ trơn, mở cơ thắt hậu môn, đồng thời có sự phối hợp với sự co cơ thành bụng để đẩy phân ra ngoài. Trong ngày, ruột già có một vài đợt cử động nhu động mạnh để dồn phân tử ruột già xuống trực tràng. Khi áp lực do lượng phân tích tụ tăng, kích thích niêm mạc trực tràng và phản xạ đại tiện xảy ra, thường chỉ một lần.
 
Ở hậu môn có hai vòng cơ thắt là cơ trơn và cơ vân, khi niêm mạc trực tràng bị kích thích, đáng lẽ phản xạ mở cơ thắt xảy ra, nhưng nếu ý muốn (phản xạ có điều kiện) kìm hãm, thì vòng cơ vân sẽ co và đóng chặt hậu môn lại. Sau một vài lần trực tràng co nhưng phản xạ không xảy ra, phân sẽ bị các cử động phản nhu động dồn trở lại đoạn ruột sigma làm cho trực tràng không bị kích thích nữa. Phản xạ đại tiện bị kìm hãm hoàn toàn. Nếu cứ tiếp tục dùng ý muốn ức chế phản xạ đại tiện sẽ gây hiện tượng táo bón, ít tập luyện và vận động làm giảm nhu động ruột cũng gây hiện tượng táo bón. Do vậy, khẩu phần thức ăn có tỷ lệ chất xơ thích hợp, sự luyện tập và vận động, thực hiện phản xạ đại tiện đúng giờ trong ngày là rất quan trọng đối với hoạt động sống của mỗi người. <ref name=zsh1/>
 
{{y khoa}}