Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Huyết khối tĩnh mạch sâu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: thận trong → thận trọng
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
 
Một huyết khối trong tĩnh mạch sâu thường tạo nên một khối máu dài, mềm với một đầu dính vào vách trong của tĩnh mạch. Khối máu đông này có thể trở nên lớn hơn nhiều và tách rời vào dòng máu. Khi khối máu tách ra, nó được xem như là một vật làm ''nghẽn mạch'' (embolus), và vật làm nghẽn mạch này có thể được mang đi trong dòng máu đến những tĩnh mạch lớn hơn ở chân.
Sau đó, vật làm nghẽn mạch có thể được mang lên tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể - tĩnh mạch chủ, và vào tim. Từ tim, vật làm nghẽn mạch lại bị đưa đẩy ra các động mạch vào phổi và làm nghẽn những động mạch này, cuối cùng gây nên chứng [[NghẽnThuyên Mạchtắc Phổiđộng mạch phổi]] - Pulmonary Embolism (PE). Nghẽn mạch phổi (NMP) nặng quá sẽ làm phổi xẹp và tim suy. Chứng này là một trong những nguyên nhân chết đột ngột.
 
Các nghiên cứu dịch tễ học ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]] cho thấy thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gây tử vong hàng năm nhiều hơn bệnh [[HIV/AIDS|AIDS]], [[ung thư vú]] và [[tai nạn giao thông]] cộng lại. Ở [[Bắc Mỹ]] và [[châu Âu]], cứ 100.000 người thì có 160 trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu và 50 trường hợp thuyên tắc phổi được chẩn đoán qua tử thiết. Tại [[Việt Nam]] tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu không hiếm gặp, một kết quả nghiên cứu cho thấy có 22% bệnh nhân được phát hiện có huyết khối tĩnh mạch sâu bằng [[siêu âm]] [[Doppler]] dù họ không có triệu chứng gì của bệnh.<ref name=autogenerated4 />