Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Niue”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 54:
 
== Chính trị ==
{{main|Chính trị Niue}}
Hiến pháp Niue giao quyền hành pháp cho vương quyền của Nữ hoàng New Zealand và Toàn quyền New Zealand. Hiến pháp ghi rõ chủ quyền thực tiễn trong các công việc hàng ngày được trao cho Nội các chính quyền Niue, gồm thủ tướng và ba Bộ trưởng khác. Thủ tướng và Bộ trưởng là thành viên của Hội đồng Lập pháp Niue, tương đương với Quốc hội.
 
Hàng 61 ⟶ 62:
[[Tập tin:Niue-cia-world-factbook-map.png|nhỏ|Bản đồ Niue]]
[[Hình:Niue Coastline.jpg|nhỏ|Đường bờ biển Niue]]
{{main|Địa lý Niue}}
Niue là một hòn đảo rộng 269 km² ở Nam Thái Bình Dương, phía đông của Tonga. Tọa độ 19°03′48″S 169°52′11″W
Niue là một trong những hòn đảo san hô lớn nhất. Địa hình có các vách đá vôi dốc đứng dọc theo bờ biển trong khi cao nguyên trung tâm cao 60m so với mực nước biển. Các vỉa san hô ngầm bao quanh đảo ngoại trừ một nơi ở chính giữa phía tây đảo, gầm thủ đô Alofi. Điểm đặc trưng nữa là một số hang động đá vôi được phát hiện ở gần bờ biển
Hòn đảo có hình bầu dục với đường kính khoảng 18 km, có hai vịnh lớn ở bờ biển phía tây, Vịnh Alofi ở hướng chính tây và Vịnh Avatebe ở tây nam. Giữa hai vịnh là Mũi Halagigie. Đa số dân chúng sinh sống gần bờ biển phía tây, bao quanh thủ đô và phía tây bắc.
Đất trên đảo có nhiều phosphate, nhưng không thể trồng trọt được. Chênh lệch về thời gian trên đảo và đất liền New Zealand là 23 giờ vào mùa đông ở Nam Bán Cầu và 24 giờ vào mùa hè, vì đất liền New Zealand áp dụng giờ mùa hè.
 
==Quốc phòng và đối ngoại==
{{main|Quan hệ ngoại giao của Niue}}
Niue tự trị trong liên kết tự do với New Zealand từ 3/12/1974 khi người dân tán thành bản Hiến pháp trong một cuộc trưng cầu dân ý. Niue hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về đối nội. Công việc đối ngoại của Niue rất bị hạn chế. Chương 6 của đạo luật Hiến pháp Niue ghi rõ: "Không điều gì trong đạo luật này hay Hiến pháp ảnh hưởng đến trách nhiệm của Nữ hoàng New Zealand trong các vấn đề đối ngoại và quốc phòng của Niue"
Hòn đảo có một phái bộ đại diện tai Wellington, New Zealand. Niue là thành viên của Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương và một số tổ chức khu vực và quốc tế. Mặc dù không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc nhưng Niue là một Nhà nước tham gia Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc, Công ước về Chống biến đổi khí hậu, Hiệp ước Ottawa, Hiệp ước Rarotonga
Niue được cho là đã thiết lập quan hệ ngoại giao với [[Cộng hòa Nhân dân Trung HoaQuốc]] vào ngày 12/12/2007. Tuy nhiên, trên phương diện Hiến pháp, không chắc Niue có quyền thiết lập quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào được hay không. Theo thông lệ, các quan hệ đối ngoại và quốc phòng là trách nhiệm của New Zealand, nước có quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc. Hơn nữa Thông cáo thiết lập quan hệ giữa Niue và Trung Quốc khác biệt trong quan điểm về [[Vị thế chính trị Đài Loan|vấn đề Đài Loan]] trong thỏa thuận giữa New Zealand Và Trung Quốc. New Zealand "chấp nhận" quan điểm của Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan nhưng chưa bao giờ tán thành tuyệt đối., nhưng Niue "công nhận chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, chính phủ [[Cộng hòa Nhân dân Trung HoaQuốc]] là chính quyền hợp pháp duy nhất trên thế giới đại diện cho toàn Trung Quốc và Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" Những người chỉ trích đặt câu hỏi liệu Niue có thể tiếp tục được nhận trợ cấp thông qua liên kết tự do với New Zealand được hay không khi họ bất chấp khuyến cáo của New Zealand và thiết lập một chính sách đối ngoại độc lập.
 
==Kinh tế==
[[Hình:Alofi.jpg|nhỏ|250px|phải|[[Alofi]], Thủ đô của Niue.]]
{{main|Kinh tế Niue}}
Kinh tế của Niue có quy mô nhỏ, năm 2003 tổng GDP theo sức mua là 17 triệu đô la New Zealand, tương đương 10 triệu đô la Mỹ. Hầu hết các hoạt động kinh tế xoay quanh chính quyền. Viện trợ nước ngoài, chủ yếu từ New Zealand là nguồn thu nhập chính của hòn đảo. Mỗi năm quốc đảo bị New Zealand giảm đi 250.000 đôla New Zealand tiền viện trợ điều này có nghĩa đất nước sẽ phải trông cậy vào nền kinh tế của mình nhiều hơn trong thời gian sắp tới. Niue cũng là quốc gia Wifi đầu tiên trên thế giới, tên miền.nu của quốc đảo là một tên miền phổ biến trên Internet, đem đến nguồn thu 3 tỷ đô la Mỹ từ 1996 đến 2005. Niue sử dụng đô la New Zealand.
 
==Du lịch==
{{main|Du lịch Niue}}
 
Du lịch là một trong ba lĩnh vực kinh tế được ưu tiên (hai lĩnh vực khác là ngư nghiệp và nông nghiệp) để phát triển kinh tế kinh tế Niue. Năm 2006, chỉ riêng tiêu dùng của du khách đã là 1,6 tỷ đô la, đã biến du lịch thành ngành xuất khẩu chính của Niue. Niue sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức hải ngoại. Air New Zealand là hãng hàng không duy nhất ở Niue, có các chuyến bay tới đây mỗi tuần một lần. Niue cũng thử thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch của mình bằng các đề nghị giảm thuế nhập khẩu và thuế doanh nghiệp.
 
==Truyền thông==
{{main|Truyền thông Niue}}
Niue có rất ít cơ quan truyền thông vì diện tích và dân số quá nhỏ. Ở đây có hai cơ sở truyền thông là Đài truyền hình Niue và báo Niue Star. Có một mạng tin tức là http:/ / talanet. okakoa. com.
 
== Nông nghiệp==
{{main|Nông nghiệp Niue}}
Nông nghiệp rất quan trọng trong kinh tế và ảnh hưởng nhiều đến cách sống của người dân trên đảo. Hầu hết các hộ đều trồng cây khoai nước, một loại cây nhiệt đới có rễ nhiều bột dùng làm thức ăn ở các đảo Thái Bình Dương. Khoai nước là một loại lương thực chính, loại khoai nước màu hồng đang chiếm ưu thế trên thị trường khoai nước ở Australia và New Zealand. Đây là một trong các loại khoai nước tự nhiên tại Niue, với khả năng chống chịu sâu bọ tốt. Sắn, củ từ và khoai lang cũng phát triển rất tốt, các giống chuối cũng vậy. Ngoài ra đảo cũng có dừa trong các khu vực rừng rậm hay ven biển.