Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước Xô-Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 393:
== Hệ lụy của Hiệp ước ==
 
Hai năm sau, khi quân đội Đức tràn sang tấn công Liên Xô trong sự vi phạm trắng trợn mà thực chất là đã xé bỏ Hiệp ước không xâm lược, Stalin vẫn còn biện minh cho việc thỏa hiệp với Hitler. Trong bài diễn văn truyền thanh gửi đến nhân dân NgaLiên Xô ngày [[3 tháng 7]] năm [[1941]], Stalin phát biểu:
:''Chúng ta đã tranh thủ được nền hòa bình cho đất nước ta trong một năm rưỡi, cũng như đã tạo cơ hội chuẩn bị cho các lực lượng của ta nhằm chống lại phát xít Đức vi phạm hiệp ước mà tấn công chúng ta. Đây là cái được của đất nước ta và cái mất của phát xít Đức.''<ref name="cprf.ru"/>
 
Nhưng có đúng thế không? Từ lúc bấy giờ cho đến nay, tranh luận đã nổ ra về điểm này. Sự thực là bản hiệp ước đã cho Liên Xô một khoảng thời gian để củng cố quốc phòng là điều hiển nhiên. Chỉ trong một thời gian ngắn, sau hiệp ước đãLiên tạo chođã Liên Xô vị thế quân sự vững mạnh chống lại Đức phía bên trong biên giới Liên Xô, kể cả những căn cứ quân sự ở các quốc gia vùng Baltic như Latvia, Estonia và Phần Lan. Và quan trọng nhất, hiệp ước đảm bảo cho Điện Kremlin là nếu sau này Liên Xô bị Đức tấn công thì các cường quốc phương Tây lúc ấy đã tỏ rõ đường lối chống Đức, và Liên Xô sẽ không phải đơn độc chống chọi với Đức như Stalin đã lo sợ suốt mùa hè [[1939]].
 
Tất cả những điều trên là sự thật. Nhưngnhưng vẫn có lập luận theo cách khác. Vào lúc Hitler tấn công Liên Xô, các quân đội của Ba Lan và Pháp cùng Lựclực lượng Viễnviễn chinh Anh trên lục địa Châu Âu đã bị tiêu diệt, và Đức có mọi nguồn lực toàn Châu Âu để huy động mà không bị trói tay vào mặt trận nào của phương Tây. Suốt các năm [[1941]], [[1942]] và [[1943]], Stalin than phiền một cách cay đắng rằng không có mặt trận nào khác chống lại Đức và rằng Liên Xô phải hứng chịu hầu như toàn bộ sức mạnh của Quân lực Đức. Trong khoảng thời gian [[1939]]-[[1940]], còn có một mặt trận của phương Tây để chia bớt sức mạnh của Đức. Ba Lan không thể bị tràn ngập chỉ trong nửa tháng nếu Liên Xô hỗ trợ cho họ thay vì đưa quân vào các vùng đất trong biên giới cũ của nước Nga Sa hoàng.
 
Hơn nữa, có lẽ đã không có chiến tranh nếu Hitler biết sẽ phải đương đầu với cả Liên Xô, Ba Lan, Anh và Pháp. Xét qua lời khai của các tướng lĩnh Đức trước Tòa án NürnbergNüremberg, ngay cả họkhi các nước này tuy hiền hòa về chính trị nhưng vẫn có thể ngăn chặn được cuộc chiến của Đức chống lại một liên minh hùng mạnh như thế. Theo báo cáo của đại sứ Pháp tại Đức, cả Keitel và Brauchitsch đều cảnh báo với Hitler rằng Đức ít có cơ may chiến thắng nếu Liên Xô đứng về phe kẻ thù của Đức. Tuy nhiên, cũng phải nói lại rằng chính nước Anh cũng chơi trò "bắt cá hai tay", vừa đàm phán với Liên Xô, vừa đàm phán để ký kết với Đức một Hiệp ước tương tự với ý muốn đẩy Đế chế thứ ba mở rộng sang phía Đông. Việc không ký kết được hiệp ước này nằm ngoài ý muốn của họ<ref name="militera.lib.ru"/>. Trước đó, [[Hiệp định Munich 1938]] đã thực sự khuyến khích Hitler thôn tinh Tiệp Khắc.<ref>Michael Freuner. Lịch sử nước Đức. Guthlaut. Bon. 1960. trang 626.</ref> Việc Pháp hủy bỏ Hiệp ước tương trợ với Liên Xô để ký Hiệp ước Munich cũng đã trở thành một hành động làm cho người Nga không tin tưởng ở họ.<ref name="Henry Payner 1957"/>
 
Không có chính khách nào, ngay cả các nhà độc tài, có thể tiên đoán chiều hướng của chiến tranh trong lâu dài. Có thể biện luận giống như Churchill rằng động thái của Stalin "vào lúc ấy có tính thực tế cao". Giống như bất kỳ nguyên thủ quốc gia nào khác, mối ưu tiên hàng đầu của Stalin là nền an ninh cho đất nước của ông. Sau này ông thổ lộ với Churchill rằng, vào mùa hè [[1939]], ông tin chắc rằng Hitler đang khởi động chiến tranh. Ông đã quyết định không để cho Liên Xô bị lâm vào vị thế tệ hại là đơn độc đối phó với Đức. Khi không thể tạo mối liên minh vững chắc với phương Tây, thế thì tại sao lại không quay sang Hitler lúc ấy đang bất ngờ gõ cửa Liên Xô?<ref name="ReferenceB"/>
 
Vào cuối [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1939]], hiển nhiên Stalin đã bắt đầu tin chắc rằng Anh- Pháp không muốn đi đến mối liên minh có tính ràng buộc, và rằng mục đích của Anh còn là dẫn dụ cho Hitler khởi động chiến tranh ở Đông Âu. Dường như Stalin đã rất ngờ vực Anh, và mọi hành động của phương Tây trong hai năm vừa qua càng khiến cho ông thêm ngờ vực: sau khi Đức thôn tính Áo và Tiệp Khắc, Chamberlain từ chối đề nghị của Liên Xô nhằm đặt ra kế hoạch ngăn chặn bước tiến kế tiếp của Quốc xã; Chamberlain trì hoãn và lưỡng lự trong việc đàm phán cho liên minh phòng thủ chống lại Hitler.
 
Một điều mà hầu như ai cũng biết chắc – ngoại trừ Chamberlain – là chính sách ngoại giao Anh-Pháp, vốn đã chập chờn mỗi khi Hitler có một động thái, giờ đã phá sản. Hai cường quốc phương Tây, Anh và Pháp, từng bước đã đi thụt lùi: khi Hitler thách thức họ mà ra lệnh tổng động viên, khi ông ta xâm chiếm lãnh thổ [[Rhineland]] năm [[1936]], rồi thôn tính [[Áo]] năm [[1938]] và cùng năm này chiếm Sudetenland; và họ vẫn bình chân như vại khi Hitler thôn tính [[Tiệp Khắc]] [[tháng ba|tháng 3]] năm [[1939]]. Khi Liên Xô ở về phe mình, họ vẫn còn có thể khiến cho nhà độc tài Đức nản lòng mà không dám khởi động chiến tranh hoặc, nếu không được, thì đã có thể nhanh chóng đánh bại Đức trong cuộc xung đột vũ trang. Nhưng họ đã để cho cơ hội cuối cùng vuột khỏi tầm tay, dù đã có nhiều cảnh báo rằng Hitler sẽ gây hấn nếu không phải chiến đấu chống Nga.
 
Cả Anh và Pháp đều lớn tiếng kết tội Stalin. Họ cho rằng trong nhiều năm Stalin đã cảnh báo về "những con thú phát xít" và đề nghị mọi quốc gia yêu chuộng hòa bình kết hợp lại nhằm ngăn chặn Quốc xã gây hấn, nhưng bây giờ lại về phe với Quốc xã. Điện Kremlin biện luận rằng họ làm giống như Anh-Pháp đã làm năm trước ở đối với Tiệp Khắc: nhằm duy trì hòa bình và có thêm thời gian tái vũ trang chống lại Đức tuy phải hy sinh một nước nhỏ. Nếu Chamberlain tỏ ra là đúng đắn và có danh dự khi xoa dịu Hitler mà hy sinh Tiệp Khắc, không lẽ Stalin lại là sai trái và mất danh dự khi xoa dịu Hitler mà hy sinh Ba Lan?
 
Sự thỏa hiệp bí mật của Stalin với Đức nhằm phân chia Ba Lan và được toàn quyền hành động thôn tính Latvia, Estonia, Phần Lan và Bessarabia chẳng bao lâu được thể hiện qua những động thái của Liên Xô, đã khiến cho hầu hết thế giới bị sốc ngay cả cho đến giờ. Người Nga nói rằng họ chỉ thu hồi những lãnh thổ đã bị bớilấy rađi khỏi tay họ sau [[Chiến tranh thế giới thứ nhất|Chiến tranh thế giời thứ nhất]]. Nhưngnhưng những dân tộc sinh sống trên lãnh thổ này không phải là người Nga và không phải tất cả đều muốn quay vềgia vớinhập Liên Xô.
 
Từ khi gia nhập [[Hội Quốc Liên]], Liên Xô đã gây dựng một sức mạnh tinh thần cổ súy cho hòa bình và đứng đầu việc chống lại phát xít gây hấn. Bây giờ, trung tâm tinh thần ấy đã hoàn toàn vỡ vụn. Trên tất cả, qua việc thỏa hiệp một cách lôi thôi với Hitler, Stalin đã nổ phát pháo lệnh bắt đầu một cuộc chiến chắc chắn rồi sẽ mở rộng thành cuộc xung đột thế giới. Ông hiểu rõ điều này. Nhiều năm trước, Hitler đã dự trù trong quyển ''[[Mein Kampf]]'': "Việc ký kết mối liên minh với Nga chỉ là kế hoạch cho cuộc chiến kế tiếp". Nhờ Hiệp ước này, Đức được rảnh tay với Nga để chú tâm thôn tính Ba Lan mà không còn e ngại mối liên minh Anh-Pháp-Liên Xô vốn hợp lực lại mạnh hơn Đức rất nhiều. Sau khi đã hạ tiếp Anh-Pháp, Hitler xé bỏ Hiệp ước mà xâm lăng Liên Xô.
 
Theo William L. Shirer: "Lịch sử cho thấy Hiệp ước Đức Quốc xã-Liên Xô là sai lầm chính trị lớn nhất trong cuộc đời của Stalin". Hiệp ước đã dẫn đến sự kiện [[Con đường Baltic]] vào đúng 50 năm sau ngày ký kết, khi khoảng 2 triệu người Latvia, Litva và Estonia cùng nắm tay nhau tạo thành hàng dài 600&nbsp;km đòi li khai khỏi Liên Xô vào năm 1989.<ref>{{chú thích web| url=http://www.balticway.net/uploads/LV_written_docs/BalticWayfax%20(3).pdf |title=The Baltic Way |date=ngày 17 tháng 8 năm 1989 |publisher=Ủy ban Quốc gia Estonia, Latvia và Litva về UNESCO}}</ref>