Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
}}
 
'''Chu sa''' hay '''thần sa''', '''đan sa''', '''xích đan''', '''cống sa''', là các tên gọi dành cho loại khoáng chấtvật '''cinnabarit''' của [[thủy ngân]] sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là [[sulfua thủy ngân (II)]] (HgS).
 
Tên gọi cinnabarit có nguồn gốc từ [[tiếng Hy Lạp]] - "kinnabari" – được [[Theophrastus]] sử dụng và có lẽ nó được dùng cho một vài loại chất khác nhau. Một số nguồn tài liệu khác lại cho rằng nó có nguồn gốc từ [[tiếng Ba Tư]] ''zinjifrah'', một từ không rõ nguồn gốc. Trong [[tiếng La tinh]], nó được gọi là ''minium'', nghĩa là "chì đỏ" – một từ vay mượn từ các ngôn ngữ xứ Iberia (chẳng hạn tiếng Basque ''armineá'' ="cinnabarit").
 
==Cấu trúc==
HgS có hai dạng cấu trúc, nghĩa là nó là dạng [[lưỡng hình]]<ref>Wells A.F. (1984). Structural Inorganic Chemistry, Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-855370-6.</ref>. Trạng thái ổn định của nó là chu sa, có cấu trúc giống như của [[ôxít thủy ngân (II)]] (HgO), trong đó mỗi nguyên tử thủy ngân có hai liên kết Hg-S ngắn (2,36 [[Ångström|Å]]) và bốn liên kết Hg---S dài (lần lượt là 3,10; 3,10; 3,30 và 3,30 Å). Dạng màu đen của HgS có cấu trúc như của [[blenđơ kẽm]] (tức [[sphalerit]]).
 
==Thuộc tính==
Chu sa nói chung được tìm thấy trong dạng khối lớn, hột hay giống như đất và có màu từ đỏ son tới đỏ sẫm như [[gạch]]. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng xuất hiện dưới dạng các [[tinh thể]] với nước bóng tựa như [[adamantin]] phi kim loại. Chu sa có lưới tinh thể (lưới Bravais) dạng hình hộp mặt thoi và thuộc về hệ thống tinh thể lục lăng, nhóm tam giác. Các tinh thể của nó thông thường phát triển thành khối lớn, mặc dù đôi khi chúng là tạo cặp đôi. Kiểu tạo cặp đôi trong chu sa là đặc biệt và tạo thành cặp đôi thâm nhập được tạo chóp với 6 chóp xung quanh đầu nhọn của hình chóp. Nó có thể coi như là hai tinh thể scalahedral phát triển cùng nhau với một tinh thể đi theo cách đối diện với tinh thể kia. [[Thang độ cứng Mohs|Độ cứng Mohs]] của chu sa là khoảng 2–2,5 còn [[tỷ trọng riêng]] của nó là 8-8,2 g/cm3.
Hàng 42 ⟶ 44:
Chu sa tương tự như [[thạch anh]] về tính đối xứng và một vài đặc trưng quang học. Giống như thạch anh, nó thể hiện tính [[khúc xạ kép]]. Nó có khả năng [[khúc xạ]] thuộc dạng cao nhất trong số các [[khoáng chất]] đã biết. Nó có [[chiết suất]] trung bình đối với ánh sáng hơi [[natri]] là 3,02, trong khi các chiết suất tương ứng của [[kim cương]], một khoáng chất có khả năng khúc xạ đáng chú ý, là 2,42 và của GaAs là 3,93. Xem thêm [[Danh sách các chiết suất]].
[[Hình:cinnabar09.jpg|nhỏ|phải|250px|Quặng chu sa lấy từ Nevada, Hoa Kỳ]]
 
==Phổ biến==
Nói chung chu sa có mặt như là một khoáng chất điền vào vân gắn liền với các hoạt động phun trào [[núi lửa]] diễn ra gần đây và các [[suối nước nóng]] kiềm tính.
Hàng 50 ⟶ 53:
 
[[Hình:Cinnabar on dolomite.jpg|nhỏ|trái|Các tinh thể chu sa trong dolomit lấy từ Trung Quốc.]]
 
==Khai thác và chiết thủy ngân==
Tại [[châu Âu]], chu sa được khai thác từ thời [[đế quốc La Mã]] để làm chất màu hay để sản xuất thủy ngân và nó là quặng chính cung cấp thủy ngân trong nhiều thế kỷ. Một vài mỏ cho đến nay vẫn còn tiếp tục hoạt động.