Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Louis Finot”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
Năm 1916 Finot đã đưa ra thuyết về [[Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam|nguồn gốc người Việt]], dựa trên kiến thức chung về quá trình giống [[Cổ Mã Lai|Indonesian]] xưa cư trú ở tiểu lục địa [[Ấn Độ]], bị giống ''Aryan'' (nay gọi là [[Indo-European]]) "đánh đuổi" (hồi 30 - 50 Ka trước đây), nên phải chạy sang phía đông, trong đó có [[bán đảo Đông Dương]]. Tại phía đông bắc bán đảo, giống [[Cổ Mã Lai|Indonesian]] hợp với giống [[Mongolian]] tạo thành giống Việt Nam<ref>Finot L., 1916. Notes d'épigraphie indochinoise, Hanoi, Imprimerie d'Extrême-Orient.</ref>. Thuyết này đề cập đến [[Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam|nguồn gốc dân tộc Việt]] từ [[thời đại đồ đá]], từ 7 Ka trở về trước, trước khi được coi chung là "[[Bách Việt]]" trong các sử liệu [[Trung Quốc]] đến 4 ngàn năm.
 
Sau này có một số học giả không tán thành, cho rằng thuyết này không giải thích được thành tố [[ngôn ngữ]] khi ''"hợp giống"'', tức là từ vựng cơ bản của "giống Việt Nam" phải chứa một lượng nào đó từ vựng của các giống gốc<ref>Bình-nguyên Lộc. [http://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/NguonGocMaLai/NguonGocMaLai_ChuongIII.htm Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam]. Truy cập 25/12/2015.</ref>.
 
Sau gần một thế kỷ, đến nay đã có nhiều thành tựu nghiên cứu đa ngành mới, đặc biệt là [[sinh học phân tử]], [[ngôn ngữ học]] và tất nhiên, [[khảo cổ học]], đã xác định nguồn gốc một trung tâm, hay thuyết "rời khỏi châu Phi" ([[Các dòng di cư sớm thời tiền sử|''Out-of-Africa'']]) của loài người, làm rõ hơn quá trình đông tiến từ tiểu lục địa [[Ấn Độ]] dẫn đến hình thành các sắc dân ở [[bán đảo Đông Dương]].