Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Romanos I Lekapenos”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:28.9786575
Dòng 48:
Ngày 25 tháng 3 năm 919, nắm giữ vai trò chỉ huy trưởng hạm đội, Lekapenos đã đánh chiếm [[Cung điện Boukoleon]] và kiểm soát toàn bộ chính quyền. Lúc đầu, ông được phong là ''[[magistros]]'' và ''[[megas hetaireiarches]]'', nhưng đã nhanh chóng củng cố địa vị của mình: vào tháng 4 năm 919 ông đem con gái mình là [[Helena Lekapenos|Helena]] gả cho Konstantinos VII, và Lekapenos nhận tước hiệu mới ''[[basileopator]]''; vào ngày 24 tháng 9 ông được phong làm ''[[Caesar]]''; tới ngày 17 tháng 12 năm 919 Romanos Lekapenos đã lên ngôi hoàng đế lớn.{{sfn|Runciman|1988|pp=59–62}}
 
Trong những năm tiếp theo Romanos đã làm lễ đăng quang cho mấy đưangười con làm đồng hoàng đế, [[Christophoros Lekapenos|Christophoros]] năm 921, [[Stephenos Lekapenos|Stephenos]] và [[Konstantinos Lekapenos|Konstantinos]] vào năm 924, dù trong thời gian này, Konstantinos VII được coi là có thứ bậc trên hết chỉ sau Romanos. Đáng chú ý là khi ông bỏ mặc không đả động gì đến Konstantinos, thì người đời gọi ông là "kẻ tiếm vị danh giá". Romanos củng cố vị trí của mình bằng cách gả mấy cô con gái của mình cho các thành viên của những danh gia vọng tộc Argyros và Mouseles, bằng cách cất nhắc vị thượng phụ bị phế truất [[Nicholas Mystikos]], và bằng cách đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột với [[Giáo hoàng]] qua bốn cuộc hôn nhân của Hoàng đế Leon VI. Ngay khi vừa lên ngôi, Romanos đã chứng kiến một số âm mưu lật đổ ông, dẫn đến việc bãi miễn liên tiếp mấy chức quan ''[[paradynasteuontes]]'' đầu tiên là [[John Rhaiktoros]] và [[John Mystikos]]. Từ năm 925 và cho đến khi kết thúc triều đại, chức vụ này đã bị quan thị vệ Theophanes chiếm lấy.
 
==Triều đại==