Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ Ý Hoàng hậu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Đã lùi lại sửa đổi 22331037 của 42.118.186.72 (Thảo luận) lùi lại sửa đổi phá hoại
Dòng 37:
:''Thiếp là chính thất được cưới hỏi đàng hoàng, Gia vương do thiếp sinh ra cớ sao lại không thể lập?''<ref name="TTTTG152" />
 
Thọ hoàng cảm thấy rất tức giận, chửi mắng hậu. Hậu uất ức, về tâu với Quang Tông việc Thọ hoàng có ý phế lập. Vì thế Quang Tông nghi hoặc và từ đó bỏ việc triều yết Thọ hoàng. Một hôm nọ có cung nhân bưng một hộp trầu đứng hầu Quang Tông, Quang Tông cảm thấy đôi bàn tay của cung nhân trắng trẻo, thon thả nên rất thích, bấy giác nắm lấy ve vuốt, hôn hít và buônghết lời khen đẹpngợi. Chuyện này lọt vào tai Lý hậu. Hôm sau, hậu sai nội thị bưng một hộp trầu đến dâng, Quang Tông mở ra thì hỡi ôi, đó là đôi bàn tay trắng ngần gợi cảm của cung nhân nọ. Hoàng Quý phi vốn được sủng ái, Lý hậu sinh ghen tức; một hôm Quang Tông có việc tế tông miếu phải ra ngoài, hậu sai người đánh quý phi tới chết rồi nói là quý phi bệnh nặng mà qua đời<ref name="TS243" />. Lúc Quang Tông tế lễ thì bỗng trời đổ mưa to, lễ phục của Quang Tông bị ướt sạch; nến lại bị gió thổi tắt đi nhiều lần; cuối cùng lễ không thành. Quang Tông về cung nghe tin Quý phi qua đời, biết là có điều mờ ám nhưng không dám nói, lâu ngày vì quá thương nhớ quý phi mà bệnh tình trở nặng, không thể lên triều. Hậu nhân đó tìm cách khống chế triều chính, độc đoán độc hành, hoang đường bất pháp; mọi chính sự đa phần do hậu quyết đoán. Về phần Thọ hoàng nghe tin Quang Tông có bệnh vội đến thăm; thấy hậu thì tức giận mắng nhiếc Lý hậu khiến hậu đã hận lại càng thêm hận.
 
Lý hậu lại là người kiêu xa, trước sau đã nhiều lần ép Quang Tông phải đối xử tốt với gia tộc của mình. Ba đời cha ông của hậu đều được phong vương, trong gia miếu Lý thị thì từ đường nguy nga tráng lệ, vệ binh phần nhiều được lấy từ trong thái miếu<ref name="TS243" />. Vào lúc hậu đến gia miếu, đã ban thưởng quan tước trọng hậu cho 26 người họ hàng thân thuộc, 170 người được phong là thị thần, ngay môn khách Lí thị cũng có người được phong quan. Từ thời Trung Hưng đến trước đó chưa có trường hợp nào như thế cả<ref name="TS243" />.