Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà hát Lớn Hà Nội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa lỗi ngày tháng ở chú thích, replaced: accessdate = 13/12/2011 → accessdate = 2011-12-13 (2)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
}}</ref>
}}
Vị trí của Nhà hát Lớn Hà Nội xưa kia là một vùng đầm lầy thuộc đất của hai làng Thạch Tần và Tây Luông, giáp gianh với làng Cựu Lâu, thuộc tổng Phúc Lân (hay tổng Hữu Túc<ref name="NVP-TT">[[Nguyễn Vinh Phúc]] trong "Phố và Đường Hà Nội", nhà xuất bản Giao thông Vận tải, 2004, mục Tràng Tiền (phố)</ref>), huyện [[Thọ Xương]].<ref name=tamhung/> Năm 1808, một trường đúc tiền (tên chữ Hán: Bảo truyền cục) được thành lập tại khu vực này, với phía bắc là phố Tràng Tiền ngày nay, nam là phố Phạm Sư Mạnh, Đông là phố Phan Chu trinhTrinh và tây là phố Ngô Quyền. Phía đông bắc của đầm lầy nhà hát ngày xưa là cửa ô tên Tây Long (hay Tây Luông), lấy theo tên của bến đò [[nhà Hậu Lê|thời Lê]] đậu ở bãi sông cùng tên. Ngày [[20 tháng 7|20/7]]/[[1786]], [[Nhà Tây Sơn#Tiến ra Thăng Long|quân Tây Sơn tiến vào thành Thăng Long]] qua bến sông và cửa ô này đã đánh vào trận địa của chúa [[Trịnh Khải#Chết theo cơ nghiệp|Trịnh Khải]] ở hai bên lầu Ngũ Long (trung tâm Bưu điện Hà Nội ngày nay). Bến sông này cũng là nơi chứng kiến cuộc rút chạy ngày [[30 tháng 1]] năm [[1789]] ([[tết Nguyên Đán|mùng 5 Tết]] [[Kỷ Dậu]]) của quân [[nhà Thanh]] do [[Tôn Sĩ Nghị]] chỉ huy sau [[Trận Ngọc Hồi - Đống Đa#Tiến vào Thăng Long|thất bại đồn Khương Thượng]] trước [[Đặng Tiến Đông|đô đốc Long]].<ref name="NVP-TT"/>
 
Ngay từ khi mới tới Hà Nội vào năm 1883, người Pháp đã sớm có ý định xây dựng ở thành phố này một địa điểm dành cho trình diễn nghệ thuật. Rạp hát đầu tiên được mang tên rạp Chùa Bút nằm ở khoảng đất trống trước cửa [[đền Ngọc Sơn]], ảnh hưởng bởi công trình [[Tháp Bút (Hồ Gươm)|Tháp Bút]] ở gần đó.<ref name=trungquoc/> Vào năm 1887, nhân dịp hội chợ trên phố Tràng Thi, một hiệu buôn [[Hoa kiều]] đã cho xây dựng ở đầu phố [[Hàng Cót]] – khi đó mang tên phố Takou – một rạp hát chuyên diễn [[Kinh kịch|tuồng Tàu]]. Mặc dù vậy, rạp hát này lại được một bác sĩ người Pháp tên Nico đứng tên và đôi khi cũng dành cho các đoàn nghệ thuật từ [[Pháp]] sang trình diễn. Rạp Takou, tuy không phù hợp cho các hoạt động nghệ thuật Tây phương, nhưng chính là rạp hát đầu tiên ở Hà Nội theo kiểu Tây phương.<ref name=ngoctien/>
 
Vào năm 1899, Hội đồng thành phố dưới sự chủ tọa của Công sứ Hà Nội Richard đã đề nghị lên [[Toàn quyền Đông Dương]], xin xây dựng một nhà hát cho thành phố.<ref name=operalichsu/> Vị trí lựa chọn là khu vực đầm lầy thuộc hai làng Thạch Tần và Tây Luông. Đồ án thiết kế được xét duyệt là của hai [[kiến trúc sư]] người Pháp Broyer và V. Harley, họa theo hình dáng [[nhà hát Opéra Garnier]] nổi tiếng ở [[Paris]]. Trong công đoạn xây cất thì có sự tham gia của kiến trúc sư FrancoisFrançois Lagisquet chỉnh trang sửa chữa thêm họa đồ.<ref name=quocbao/> Với kinh phí lên đến 2 triệu [[Franc Pháp|franc]], dự án Nhà hát thành phố ở Hà Nội đã gây nên tranh cãi trên một số [[báo chí]] tại Pháp thời đó.<ref name=dienminh/> Ngày 7 tháng 6 năm 1901 thì khởi công xây dựng do hai hãng thầu Travary và Savelon đứng thầu, kiến trúc sư Harley giám sát. Harley lúc bấy giờ cũng là thanh tra đô thị của Hà Nội.<ref name=ngoctien/> Vì xây dựng trên một vũng lầy nên việc san lấp mặt bằng gặp khá nhiều khó khăn. 35 nghìn cây cọc [[tre]] được đóng xuống trước khi đổ lớp [[bê tông]] dày 0,9 [[mét]] làm nền tòa nhà.<ref name=tamhung/> Phần móng được xây bằng đá tảng; khu vực [[sân khấu]] sử dụng gạch chịu lửa để đề phòng hỏa hoạn, phần mái nhà lợp bằng [[phiến thạch]] trang trí [[kẽm]] [[thếp]] [[vàng]], đường vòng quanh mái trang trí [[gạch tráng men]].<ref name=ngoctien/> Công trình sử dụng tới 12.000 [[mét khối|m³]] vật liệu, gần 600 [[tấn]] [[gang]] [[thép]], với khoảng 300 công nhân tham gia thi công mỗi ngày.<ref name=operalichsu/>
 
Sau 10 năm xây dựng, Nhà hát thành phố được khánh thành. Để gắn tên mình với sự kiện này, nhóm kịch nghiệp dư Philarmonique của những [[người Pháp]] tại Hà Nội khi đó đã tập một vở hài kịch. Công trình tuy đã hoàn thành nhưng sân khấu lúc bấy giờ vẫn thiếu màn kéo, phông cảnh. Để khắc phục, đoàn kịch đã lấy vải thô may lại rồi vẽ hình [[hồ Hoàn Kiếm|hồ Gươm]] cùng [[tháp Rùa]] để làm màn kéo. Nhà hát dùng tấm màn này 16 năm cho đến khi được thay thế bằng một tấm màn vải [[sa tanh]], và tới năm 1932, nhà hát mới trang bị màn [[nhung]] theo kiểu sân khấu của [[Ý]]. Tối ngày 9 tháng 12 năm 1911, lễ khai trương nhà hát bắt đầu với vở [[hài kịch]] bốn hồi ''Le Voyage de monsieur Perrichon'' (''Chuyến đi của ông Perrichon'') của Eugène Labiche và Édouard Martin. Số tiền thu được từ buổi biểu diễn được nhóm kịch Philarmonique ủng hộ cho những trẻ em [[lai]] sống lang thang trên phố.<ref name=ngoctien/>
Dòng 91:
Nhà hát Lớn Hà Nội nằm trên [[quảng trường Cách mạng tháng Tám]], nhìn thẳng ra phố Tràng Tiền, vị trí xưa nay vẫn là khu vực sầm uất bậc nhất của thành phố. Công trình có chiều dài 87 mét, bề ngang trung bình 30 mét, phần đỉnh mái cao nhất cao 34 mét so với nền đường, và diện tích xây dựng khoảng 2.600 mét vuông.<ref name=tourism/> Bên phải nhà hát, khách sạn Hilton Opera nằm hơi uốn cong, cũng là một công trình do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Mang những đường nét cổ điển – như hàng cột cao, bộ mái Mansard... – khách sạn hiện đại Hilton Opera không những không phá vỡ không gian kiến trúc của quảng trường mà còn giúp tôn thêm vẻ đẹp của nhà hát.
 
Mặt bằng Nhà hát Lớn Hà Nội được chia thành ba phần tương đối rõ rệt. Không gian đầu tiên ngay lối vào là chính sảnh với một cầu thang hình chữ T bằng đá dẫn lên tầng hai. Đây là nơi đầu tiên đón khách tới nhà hát, gạch lát nền sử dụng loại đá vân thạch kết hợp với những họa tiết trang trí theo tinh thần cổ điển, đem lại cảm giác sang trọng.<ref name=quocbao/> Hệ thống đèn chùm nhỏ treo trên tường được mạ [[đồng]] theo lối cổ, còn đèn chùm phía trên cao được mạ một lớp [[vàng]] bằng công nghệ hiện đại.<ref name=operakientruc/> Ở tầng hai, phòng gương là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, lễ ký kết các văn kiện của Chính phủ hay đón tiếp các nhân vật cao cấp. Căn phòng này còn dành cho các chương trình nghệ thuật thính phòng, các cuộc [[họp báo]] hay những hội nghị mang tính chất nhỏ.<ref name=operakientruc/> Sàn phòng gương được phục chế theo kỹ thuật Mozaic với đá mang đến từ Ý. Trên tường, xen giữa các cửa đi mở rộng là những tấm [[gương]] lớn. Các đèn treo, đèn chùm pha lê cùng bàn ghế mang phong cách cổ điển Pháp.<ref name=operakientruc/> Không gian tiếp theo của nhà hát là phòng khán giả kích thước 24 x 24 mét với sân khấu lớn, ba tầng ghế, tổng cộng 598 chỗ ngồi.<ref name=operakientruc/> Căn phòng được trang trí cầu kỳ với những hàng cột [[thức cột Corinth|thức Corinth]] đỡ một vòm tràn đầy màu sắc bởi những bức bích họa, xen kẽ những hình đắp nổi cùng một đèn chùm pha lê lớn dát vàng. Sàn phòng lát gạch và trải thảm, các ghế ngồi thiết kế theo phong cách cổ điển Pháp thế kỷ 19. Không gian nội thất nhà hát như một sự tổng hòa của của các yếu tố ánh sáng, màu sắc và âm thanh.<ref name=quocbao/> Cuối cùng, phía sau sân khấu là 18 phòng trang điểm dành cho diễn viên, 2 phòng tập, cùng các phòng làm việc, thư viện, phòng họp...<ref name=tourism/>
 
Có thể tìm thấy ở bề ngoài của công trình nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Mặt chính nhà hát nổi bật nhờ hàng cột theo [[Thức cột Ionic|thức Ionic]] La Mã, phía trên nhấn bởi các mái chóp cong lợp ngói đá. Dường như những nguyên tắc [[kiến trúc Phục Hưng]] được nhấn mạnh phía mặt ngoài này. Tuy vậy, những đường cong uốn lượn của các ban công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào lại làm nổi bật những yếu tố [[Kiến trúc Baroque|Baroque]]. Ở cả mặt bên lẫn mặt chính giữa, các trang trí cầu kỳ, các thanh đỡ uốn lượn, các cửa sổ hình chữ nhật hay cuốn vòm, tất cả đều giàu tính điêu khắc và mang nét Baroque nổi trội.<ref name=quocbao/> Riêng phần mái đón lối vào cho người đi xe hơi ở hai mặt bên lại theo phong cách [[Art Nouveau]]. Ở phía trên nhà hát, hệ mái lợp ngói đá đen được tổ chức rất kỳ công với sự kết hợp của nhiều hình thức, đem lại cảm giác về tinh thần [[Kiến trúc Tân cổ điển|Tân cổ điển]] Pháp. Tất cả những hòa trộn này đưa đến ấn tượng về một công trình kiến trúc Tân cổ điển kiểu chiết trung với những giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về nghệ thuật trang trí.<ref name=quocbao/>