Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Nevada (BB-36)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Paris (thảo luận | đóng góp)
Paris (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 81:
'''USS ''Nevada'' (BB-36)''' (tên lóng: "Cheer Up Ship")<ref>Bonner (1996), trang 100</ref>, chiếc tàu chiến thứ hai của [[Hải quân Hoa Kỳ]] được đặt theo tên của [[tiểu bang]] [[Nevada|thứ 36]] của [[Hoa Kỳ]], là chiếc dẫn đầu trong số hai chiếc [[thiết giáp hạm]] thuộc [[Nevada (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Nevada'']]; chiếc tàu chị em với nó chính là chiếc [[USS Oklahoma (BB-37)|''Oklahoma'']]. Được hạ thủy vào năm [[1914]], ''Nevada'' là một cú nhảy vọt trong kỹ thuật tàu chiến hạng nặng, với bốn trong trong số các đặc tính của nó hiện diện trên tất cả các thiết giáp hạm Mỹ sau này: tháp pháo với ba khẩu súng chính,<ref>Lớp thiết giáp hạm Mỹ duy nhất sau lớp ''Nevada'' không có tháp pháo ba khẩu là [[Colorado (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Colorado'']], trang bị tám khẩu pháo 406 mm (16 inch) trên những tháp pháo đôi để đối đầu cùng [[Nagato (lớp thiết giáp hạm)|lớp ''Nagato'']] mới của [[Nhật Bản]].</ref> súng phòng không, thay thế than bằng dầu làm nhiên liệu, và nguyên tắc "tất cả hoặc không có gì" khi thiết kế vỏ giáp. Các đặc tính này làm cho ''Nevada'' trở thành chiếc thiết giáp hạm [[Dreadnought|"Siêu Dreadnought"]] đầu tiên của Hải quân Mỹ.
 
''Nevada'' đã phục vụ trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới: trong những tháng cuối cùng của [[Thế chiến thứ nhất]], ''Nevada'' đặt căn cứ tại [[vịnh Bantry|vịnh Bantry, Ireland]] để bảo vệ các đoàn tàu vận tải đi và đến nước [[Anh]]. Trong [[Thế chiến thứ hai]], nó là một trong những thiết giáp hạm bị kẹt lại bên trong vịnh khi [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Hải quân Nhật]] [[Trận Trân Châu Cảng|tấn công Trân Châu Cảng]]. Nó là chiếc thiết giáp hạm duy nhất di chuyển được trong cuộc tấn công, khiến cho nó trở thành "điểm sáng duy nhất trong ngày ảm đạm và suy sụp đó" của nước Mỹ.<ref name="bonner101">Bonner (1996), trang 101</ref> Dù vậy, nó vẫn bị đánh trúng một quả [[ngư lôi]] và ít nhất sáu trái bom trong khi di chuyển ra khỏi nơi neo đậu hàng thiết giáp hạm, buộc nó phải tự mắc cạn gần bờ. Sau khi được trục vớt và hiện đại hóa tại [[xưởng hải quân Puget Sound]], ''Nevada'' phục vụ trong việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại vùng biển Đại Tây Dương, và yểm trợ hỏa lực cho nhiều cuộc tấn công đổ bộ tại [[Trận NormandyNormandie|NormandyNormandie]] và tại [[Chiến dịch Dragoon|miền Nam nước Pháp]]; trong [[trận Iwo Jima]] và [[trận Okinawa]] tại [[Chiến tranh Thái Bình Dương|mặt trận Thái Bình Dương]].
 
Sau khi kết thúc Thế Chiến thứ hai, Hải quân Mỹ đánh giá chiếc ''Nevada'' đã quá cũ để có thể giữ lại, nên họ đã dùng nó như một mục tiêu trong các cuộc [[thử nghiệm nguyên tử]] được thực hiện tại [[đảo san hô Bikini]] vào [[tháng 7]] năm [[1946]] ([[Chiến dịch Crossroad]]). Sau khi chịu đựng hai trái [[bom nguyên tử]], nó vẫn có thể nổi được nhưng bị hư hại và bị nhiễm phóng xạ nặng nề. Nó được cho ngừng hoạt động vào ngày [[29 tháng 8]] năm [[1946]] và bị đánh chìm trong một cuộc thực tập tác xạ pháo hải quân vào ngày [[31 tháng 7]] năm [[1948]].
Dòng 139:
Chỉ trong buổi sáng hôm đó, ''Nevada'' bị tổn thất với 60 người thiệt mạng và 109 người khác bị thương.<ref name=DANFS/> Thêm hai người nữa thiệt mạng trên tàu trong chiến dịch trục vớt nó vào ngày [[7 tháng 2]] năm [[1942]] khi họ bị ngộ độc khí [[hydrogen sulfide]] thoát ra từ giấy và thịt bị phân hủy.<ref name="w218">Wallin (1968), trang 218</ref> Con tàu chịu đựng ít nhất sáu quả bom và một quả ngư lôi, "có thể con tàu đã bị đánh trúng đến mười quả bom, [...] vì một số hư hại có kích thước lớn đến mức có thể cho là nơi đó bị đánh trúng nhiều hơn một quả bom."<ref name=report/>
 
=== Attu và ngày D tại NormandyNormandie ===
[[Image:USS Nevada damage to forecastle deck due to bomb blast'.jpg|thumb|right|Hư hại do một trong những quả bom đã đánh trúng ''Nevada'' trong trận tấn công Trân Châu Cảng]]
[[Image:USS Nevada (BB-36) fire on positions ashore.jpg|thumb|right|''Nevada'' yểm trợ cho cuộc đổ bộ lên [[bãi biển Utah]], ngày [[6 tháng 6]] năm [[1944]].]]
Dòng 147:
''Nevada'' sau đó khởi hành hướng đến [[xưởng hải quân Norfolk]] trong [[tháng 6]] nơi nó tiếp ṭc được hiện đại hóa.<ref name=DANFS/> Sau khi hoàn tất, ''Nevada'' thực hiện vai trò hộ tống vận tải tại [[Đại Tây Dương]].<ref>''The Battleship in the United States Navy'', 51</ref> Những chiếc thiết giáp hạm cũ như chiếc ''Nevada'' được phối thuộc cho nhiều đoàn tàu vận tải vượt Đại Tây Dương để bảo vệ chúng khỏi bị các tàu chiến chủ lực Đức có thể mạo hiểm ra khơi tấn công. Một trong các đoàn tàu vận tải được ''Nevada'' bảo vệ là đoàn tàu UT-2, bao gồm 20 tàu vận tải và tàu chở quân được hộ tống bởi 9 [[tàu khu trục]], 4 [[tàu quét mìn]] nhanh và 1 [[tàu khu trục hộ tống]] cùng ''Nevada'', tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Carleton F. Bryant, người đã chọn ''Nevada'' làm [[kỳ hạm]] của mình. Sau khi rời New York ngày [[5 tháng 9]], họ hướng về [[Eo biển Bắc (Anh Quốc và Ireland)|eo biển Bắc]]; không có sự tiếp xúc nào đối với lực lượng đối phương, và những con tàu hoàn tất hành trình sau mười ngày. Số tàu trên quay trở về Hoa Kỳ vào cuối [[tháng 9]] dưới tên gọi đoàn tàu TU-2.<ref>Morison (1956), trang 134</ref>
 
Sau khi hoàn tất thêm nhiều chuyến hộ tống vận tải, ''Nevada'' đi đến Anh Quốc vào [[tháng 4]] năm [[1944]] nhằm chuẩn bị cho cuộc [[trận Normandie|đổ bộ NormandyNormandie]]. Nó được chọn làm kỳ hạm cho Chuẩn Đô đốc [[Morton Deyo]] trong chiến dịch này.<ref>Morison (1948), trang 145</ref> Trong cuộc đổ bộ, ''Nevada'' bắn pháo hỗ trợ cho các lực lượng trên bờ từ ngày [[6 tháng 6|6]] đến ngày [[17 tháng 6]], và một lần nữa vào ngày [[25 tháng 6]]; trong giai đoạn này, nó bắn pháo vào các vị trí phòng thủ cố định trên bán đảo [[Cherbourg-Octeville|Cherbourg]].<ref name=DANFS/><ref>Ryan (1959), trang 198</ref> Các quả đạn của nó bắn xa đến 27 km (17 dặm) vào sâu trong đất liền để phá vỡ các cuộc tập trung quân và phản công của Đức, cho dù bản thân nó bị phản pháo 27 lần (cho dù không trúng).<ref name=DANFS/> ''Nevada'' sau đó được tán dương do hỏa lực có "độ chính xác lạ lùng" khi yểm trợ các lực lượng bị bao vây, bởi một số mục tiêu mà nó bắn trúng chỉ cách tiền duyên của quân Đồng Minh 550 m (600 yard).<ref name=SSBN733>{{cite web | last = Pike | first = John | title = SSBN 733 ''Nevada''; BB 36 | url = http://www.globalsecurity.org/wmd/agency/ssbn-733.htm | publisher = Global Security | year = 2008 | accessdate=28 tháng 10 năm 2008|dateformat=dmy }}</ref> ''Nevada'' là chiếc tàu chiến duy nhất hiện diện trong cả hai trận Trân Châu Cảng và đổ bộ NormandyNormandie.<ref>Ryan (1959), trang 90</ref><ref>Chỉ có ''Texas'' và ''Arkansas'' là các thiết giáp hạm khác của Mỹ tham gia trận NormandyNormandie, nhưng chúng đã không hiện diện tại Trân Châu Cảng.</ref>
 
=== Miền Nam nước Pháp và Iwo Jima ===
Sau ngày D, lực lượng Đồng Minh hướng đến Toulon cho một cuộc tấn công đổ bộ thứ hai mang mật danh [[Chiến dịch Dragoon]]. Để yểm trợ cho chiến dịch này, nhiều tàu chiến được gửi từ các bãi biển NormandyNormandie đến [[Địa Trung Hải]]; bao gồm năm thiết giáp hạm: ''Nevada'', [[USS Texas (BB-35)|''Texas'']], [[USS Arkansas (BB-33)|''Arkansas'']] của Hoa Kỳ, [[HMS Ramillies (07)|''Ramillies'']] của Anh Quốc và [[Lorraine (thiết giáp hạm Pháp)|''Lorraine'']] của nước [[Pháp Tự Do]]; ba tàu tuần dương hạng nặng Hoa Kỳ :[[USS Augusta (CA-31)|''Augusta'']], [[USS Tuscaloosa (CA-37)|''Tuscaloosa'']] và [[USS Quincy (CA-39)|''Quincy'']] cùng nhiều tàu khu trục và tàu đổ bộ được gửi về hướng nam.<ref>Morison (1963), trang 414</ref>
 
''Nevada'' hỗ trợ cho chiến dịch này từ ngày [[15 tháng 8]] đến ngày [[25 tháng 9]] năm [[1944]], đấu pháo "tay đôi"<ref name=DANFS/> cùng "Big Willie": một pháo đài được tăng cường đáng kể bằng bốn khẩu pháo [[Pháo 340mm/45 Modèle 1912|340 mm/45 Modèle 1912]] bố trí trên hai tháp pháo đôi. Những khẩu pháo này được vớt lên từ chiếc thiết giáp hạm Pháp [[Provence (thiết giáp hạm Pháp)|''Provence'']] sau khi [[hạm đội Pháp]] bị [[đánh đắm Hạm đội Pháp tại Toulon|đánh đắm tại Toulon]]; những khẩu pháo này có tầm bắn xa đến 35 km (22 dặm) và chúng kiểm soát mọi ngả đường đi đến [[Quân cảng Toulon|cảng Toulon]]. Thêm nữa, chúng còn được củng cố bằng các tấm giáp dày dựng vào sườn núi [[Saint-Mandrier-sur-Mer|đảo Saint Mandrier]]. Do những mối nguy hiểm này, các con tàu yểm trợ hỏa lực trong chiến dịch này được lệnh phải san bằng pháo đài này.<ref>Karig, Burton and Freeland (1946), trang 386</ref> Bắt đầu từ ngày [[19 tháng 8]] và được tiếp tục trong suốt những ngày tiếp theo sau, một hoặc nhiều chiếc tàu chiến hạng nặng nả pháo vào nó kết hợp cùng không kích ném bom tầm thấp. Sang ngày [[23 tháng 8]], lực lượng bắn phá do ''Nevada'' dẫn đầu đã giáng được đòn "chí mạng" vào pháo đài trong suốt sáu giờ rưỡi bắn phá, khi ''Nevada'' nả đến 354 loạt đạn. Toulon thất thủ vào ngày [[25 tháng 8]], nhưng bản thân pháo đài, cho dù bản thân pháo đài dường như đã bị "băm nát ra thành nhiều mảnh", cầm cự được thêm ba ngày nữa.<ref>Karig, Burton and Freeland (1946), trang 387</ref>
Dòng 220:
[[Thể loại:Thiết giáp hạm của Hải quân Hoa Kỳ]]
[[Thể loại:Tấn công Trân Châu Cảng]]
[[Thể loại:Trận NormandyNormandie]]
 
{{Link FA|en}}