Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tôn Thất Đàm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Tôn Thất Đạm''' ([[1864]]-[[1888]]) là con trai trưởng của [[Tôn Thất Thuyết]], tham gia việc nước từ sớm,từng đảm nhận chức vụ Khâm sai chưởng lý quân vụ đại thần. Cùng em trai [[Tôn Thất Thiệp]] (em trai của Tôn Thất Đạm), ông là một trong những chỉ huy của [[phong trào Cần Vương]].
 
Ngày [[4 tháng 7]] năm [[1885]], Tôn Thất Thuyết cho quân đánh úp vào trại lính và Tòa Khâm sứ Pháp nhưng thất bại. Vua [[Hàm Nghi]] cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra thành [[Quảng Trị]], sau đó lên Sơn Phòng Tân Sở rồi về vùng [[Tuyên Hoá]], [[Quảng Bình]]. Tại Tân Sở vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương. Tôn Thất Đạm thay cha điều hành "triều đình Hàm Nghi" và cùng Tôn Thất Thiệp được cha giao cho nhiệm vụ bảo vệ vua Hàm Nghi trong khoảng thời gian từ [[tháng 2]] năm [[1886]] đến [[tháng 10]] năm [[1888]].
 
Cuối năm [[1888]], vua Hàm Nghi bị một thuộc hạ là Trương Quang Ngọc làm phản đem quân tới bắt. Tôn Thất Thiệp bảo vệ vua và bị giết chết. Tôn Thất Đạm đã anh dũng tự sát vào ngày [[15 tháng 11]] năm 1888 khi hay tin vua Hàm Nghi bị lọt vào tay quân [[Pháp]].
 
Có nguồn cho rằng khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Đạm đang đóng quân ở [[Hà Tĩnh]]. Nghe tin, ông viết cho Hàm Nghi một bức thư tạ tội đã không bảo vệ được vua. Và một bức thư cho thiếu tá Dabat, đóng ở đồn [[Thuận Bài]] xin cho bọn thủ hạ ra đầu thú về làm ăn. Sau đó ông thắt cổ tự vẫn. Khi đó ông 22 tuổi.
 
Tên ông được đặt cho một con đường ở [[Hà Nội]] và [[thành phố Hồ Chí Minh]].
 
[[Thể loại:Quan nhà Nguyễn]]
 
[[Thể loại:Người Thừa Thiên-Huế]]
{{Thời gian sống|sinh=1864|mất=1888|tên=Tôn Thất Đạm}}