Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tia X”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 23:
|}
 
[[Tập tin:Roentgen2.jpg|thumb|Wilhelm Conrad Röntgen, người phát hiện tia X]]
==Phát kiến==
Tối ngày [[8 tháng 11]] năm 1895, sau khi rời phòng thí nghiệm một quãng, sực nhớ quên chưa ngắt cầu dao điện cao thế dẫn vào ống tia catod, [[Wilhelm Röntgen|Wilhelm Conrad Röntgen]] quay lại phòng và nhận thấy một vệt sáng màu xanh lục trên bàn tuy phòng tối om.
 
Với đầu óc nhạy bén, đầy kinh nghiệm của một nhà vật lý học, việc này đã lôi cuốn ông và 49 ngày sau ông liên tục ở lỳ trong phòng thí nghiệm, cơm nước do bà vợ tiếp tế, mỗi ngày ông chỉ ngừng công việc nghiên cứu ít phút để ăn uống, vệ sinh và chợp mắt nghỉ ngơi vài giờ. Nhờ thế, ông đã tìm ra tính chất của thứ tia bí mật mà ông tạm đặt tên là tia X và mang lại cho ông [[giải Nobel về vật lý]] đầu tiên vào năm 1901.
 
== Sử dụng trong Y tế ==
[[Tập tin:X-Ray Skull.jpg|phải|nhỏ|Ảnh chụp tia X một [[hộp sọ]] người]]
Từ khi [[Wilhelm Röntgen|Wilhelm Conrad Röntgen]] phát hiện ra tia X có thể chẩn đoán [[cấu trúc]] [[xương]], tia X được phát triển để sử dụng cho chụp hình y tế. [[Khoa X quang]] là một lĩnh vực chuyên biệt trong y tế sử dụng ảnh tia X và các kĩ thuật khác để chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh nên còn được gọi là Khoa chẩn đoán hình ảnh.
 
Việc sử dụng tia X đặc biệt hữu dụng trong việc xác định bệnh lý về xương, nhưng cũng có thể giúp ích tìm ra các bệnh về [[mô mềm|phần mềm]]. Một vài ví dụ như khảo sát ngực, có thể dùng để chẩn đoán bệnh về [[phổi]] như là [[viêm phổi]], [[ung thư phổi]] hay [[phù nề phổi]], và khảo sát vùng [[bụng]], có thể phát hiện ra [[tắc ruột]] ([[tắc thực quản]]), [[tràn khí]] (từ thủng ruột), [[tràn dịch]] (trong khoang bụng). Trong vài trường hợp, sử dụng X quang còn gây tranh cãi, như là [[sỏi mật]] (ít khi cản quang) hay [[sỏi thận]] (thường thấy nhưng không phải luôn luôn). Hơn nữa, các tư thế chụp X quang truyền thống ít sử dụng trong việc tạo hình các phần mềm như não hay cơ. Việc tạo hình cho phần mềm được thay thế bằng kĩ thuật chụp Cắt lớp vi tính computed axial tomography, CAT hay CT scanning) hoặc tạo hình bằng [[chụp cộng hưởng từ]] (MRI) hay [[siêu âm]].
 
[[Tập tin:X-Ray Skull.jpg|phải|nhỏ|Ảnh chụp tia X một [[hộp sọ]] người]]
Tia X còn được sử dụng trong kỹ thuật soi trực tiếp "thời gian thực", như thăm khám [[thành mạch máu]] hay nghiên cứu độ cản quang của các tạng rỗng [[nội tạng]] (chất lỏng cản quang trong các quai ruột lớn hay nhỏ) bằng cách sử dụng máy chiếu [[huỳnh quang]]. Hình ảnh giải phẫu mạch máu cũng như các can thiệp y tế qua hệ thống động mạch đều dựa vào các máy soi X quang để định vị các thương tổn tiềm tàng và có thể chữa trị.
 
Hàng 38 ⟶ 40:
 
== Phục vụ kiểm tra an ninh tại cửa khẩu ==
Chiếu X quang để thu được hình ảnh các đồ vật bên trong hành lý gói kín hay trong quần áo trên thân người, được thực hiện tại các cửa khẩu có yêu cầu an ninh cao, như lêncửa xuốnglên máy bay, cửa khẩu sang nước khác, và một số nhà giam đặc biệt.
 
Hệ thống quét an ninh thường tích hợp chiếu X quang với [[máy dò kim loại|quét dò kim loại]], để thu được thông tin tin cậy hơn về đối tượng được quét.