Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Elizabeth I của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 82:
Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1559 buộc tất cả viên chức công phải chấp nhận quyền kiểm soát của nhà vua trên giáo hội. Nhiều Giám mục từ chối ủng hộ lập trường của Elizabeth bị bãi chức và được thay thế bởi những chức sắc ủng hộ nữ hoàng. Bà bổ nhiệm Hội đồng Tư vấn mới, không còn có sự hiện diện của các thành viên Công giáo. Dưới triều Elizabeth, tình trạng chia rẽ và tranh chấp do bè phái giảm thiểu đáng kể. Cố vấn trưởng của nữ hoàng, Sir William Cecil, đảm nhiệm chức Bộ trưởng Ngoại giao, và Sir Nicholas Bacon làm Quan Chưởng ấn.
 
Nhiều tín hữu Công giáo, nhất là ở châu Âu đại lục, xem Elizabeth là dị giáo. Ngày [[25 tháng 3]] năm [[1570]], Giáo hoàng [[Giáo hoàng Piô V|Pius V]] ra chỉ dụ ''Regnans in Excelsis'' phạt vạ tuyệt thông Elizabeth và gọi là bà là "nữ hoàng tiếm vị".<ref>[http://tudorhistory.org/primary/papalbull.html POPE PIUS V'S BULL AGAINST ELIZABETH (1570)]</ref> Chỉ dụ này, trên lý thuyết giải phóng người Công giáo tại Anh khỏi nghĩa vụ trung thành với Elizabeth, lại khiến giáo hội Anh liên kết chặt chẽ với vương quyền và đặt người Công giáo tại Anh vào tình huống khó khăn<ref>Hogge, 46–47.</ref>
{{clear}}
 
Dòng 100:
=== Mary của Scotland ===
[[Tập tin:Mary Stuart Queen.jpg|thumb|left|150px|Mary Stuart, tranh François Clouet, c. 1559]]
Elizabeth có một đối thủ nguy hiểm là một người em họ, một giáo dân Công giáo, [[Mary Stuart (nữ hoàng xứ Scotland)|Mary Stuart]], Nữ hoàng Scotland và là vợ của Vua nước Pháp, [[François II của Pháp|François II]]. Năm 1559, với sự ủng hộ của nước Pháp, Mary tuyên bố là Nữ hoàng Anh. Chính sách ban đầu của Elizabeth đối với Scotland là chống lại sự hiện diện của người Pháp ở đây<ref>Haigh, 131.</ref> do lo ngại âm mưu của người Pháp xâm lăng nước Anh và đặt Mary, Nữ hoàng Scotland lên ngai báu [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]].<ref>Mary's position as heir derived from her great grandfather [[Henry VII của Anh|Henry VII]], through [[Henry VIII của Anh|Henry VIII's]] sister [[Margaret Tudor]]. In her own words, "I am the nearest kinswoman she hath, being both of us of one house and stock, the Queen my good sister coming of the brother, and I of the sister". Guy, 115.</ref> Elizabeth gởi quân đến Scotland hỗ trợ những người Kháng Cách chống đối. Tháng 7 năm [[1560]], Hiệp ước EdinburgEdinburgh được ký kết giúp giải tỏa mối đe dọa của người Pháp từ phía bắc.<ref>Theo điều khoản của Hiệp ước, cả Anh và Pháp đều rút quân khỏi Scotland. Haigh, 132.</ref> Năm 1561, khi Mary quay trở lại Scotland để cầm quyền thì giáo hội Kháng Cách đã có vị trí vững chắc ở đây, và đất nước được cai trị bởi một hội đồng các nhà quý tộc Kháng Cách được Elizabeth hậu thuẫn.<ref>Loades, 67.</ref> Mary từ chối phê chuẩn hiệp ước.<ref>Loades, 68.</ref>
 
Năm [[1565]], Mary kết hôn với Huân tước Darnley, người tuyên bố quyền kế thừa ngai vàng nước Anh. Tuy vậy, cuộc hôn nhân là điểm khởi đầu một chuỗi những sai lầm khiến Mary mất quyền kiểm soát vào tay những người Kháng Cách Scotland và Elizabeth. Darnley bị mất lòng dân và mang tiếng xấu khi xử lý vụ án mạng David Rizzio, một thư ký [[người Ý]] của Mary. Tháng 2 năm [[1567]], Darnley bị James Hepburn, Bá tước xứ Bothwell giết chết. Tháng 5 năm [[1657]], Mary kết hôn với Bothwell, dấy lên những nghi ngờ cho rằng nữ hoàng đồng mưu giết chồng.
Dòng 113:
Sau những thất bại thảm hại trong vụ Le Havre từ năm 1562-1563, Elizabeth chống lại việc mở các cuộc viễn chinh nhắm vào lục địa Âu châu mãi cho đến năm [[1585]], khi nữ hoàng cử một đạo quân đến hỗ trợ lực lượng phiến quân Kháng Cách tại Hà Lan đang chống lại vua Tây Ban Nha Felipe II. Sau khi những đồng minh của Elizabeth, Hoàng thân [[Guillaume I của Orange-Nassau]], và [[François (Công tước Anjou)]] từ trần, và một loạt các thị trấn Hà Lan chịu thần phục Alexander Farnese Công tước xứ Parma, Thống đốc Hà Lan thuộc Tây Ban Nha. Tháng 12 năm [[1584]], liên minh giữa Felipe II và Liên đoàn Công giáo Pháp tại Joinville làm xói mòn sức mạnh của [[Henri III của Pháp]], em của Anjou, trong nỗ lực chống lại quyền thống trị của Tây Ban Nha tại Hà Lan. Nó cũng mở rộng ảnh hưởng của Tây Ban Nha dọc theo [[Eo biển Manche]] trên đất [[Pháp]] và trở thành mối đe dọa đối với nước Anh.<ref name=autogenerated5 /> Tháng 8 năm 1585, Anh và Hà Lan phản ứng bằng cách ký kết Hiệp ước Nonsuch, theo đó Elizabeth cam kết hỗ trợ quân sự cho Hà Lan. Hiệp ước này đánh dấu sự bùng nổ [[Chiến tranh Anh-Tây Ban Nha]], kéo dài đến năm [[1604]] khi Hiệp ước Luân Đôn được ký kết.
 
Năm [[1586]], Sir Francis Drake bắt đầu tập kích các tàu buôn Tây Ban Nha trên [[Thái Bình Dương]] và vùng biển Caribbean, và mở một cuộc tấn công dữ dội vào cảng CadizCádiz.
 
Cuộc viễn chính dưới quyền chỉ huy của [[Robert Dudley]], Bá tước xứ Leicester, là một thất bại.<ref>Haigh, 134</ref> Thiếu hụt tiền và binh lính cộng với sự bất tài của Dudley đã làm hỏng chiến dịch. Đến tháng 12 năm 1587, Dudley phải từ nhiệm và vua Felipe II quyết định tiến chiếm nước Anh<ref name=autogenerated2>Haigh, 138.</ref>
Dòng 119:
Ngày [[12 tháng 7]] năm [[1588]], [[Hạm đội Tây Ban Nha|Armada Tây Ban Nha]], hạm đội lừng danh và là sức mạnh thống trị trên mặt biển của [[Đế quốc Tây Ban Nha]], giong buồm đến eo biển, chuẩn bị cho cuộc xâm lăng trong kế hoạch phối hợp với đạo quân tinh nhuệ của Công tước xứ Parma, từ [[Hà Lan]] tiến đánh vào bờ biển đông nam nước Anh. Nhờ thời tiết thuận lợi, với các tàu chiến nhỏ nhưng cơ động, cùng những tin tức tình báo gởi đi từ Hà Lan, hải quân Anh chuẩn bị sẵn sàng đối đầu Armada Tây Ban Nha với các tàu chiến lớn và trang bị hỏa lực mạnh. Do tính toán sai,<ref>Khi đô đốc hải quân Tây Ban Nha, [[Alonso de Guzmán El Bueno, 7th Duke of Medina Sidonia|Công tước Medina Sidonia]], đến bờ biển gần Calais mới biết đạo quân của Công tước xứ Parma chưa sẵn sàng nên buộc phải hoãn binh, do đó tạo cơ hội cho quân Anh triển khai tấn công. Loades, 64.</ref> thiếu may mắn và bị những con tàu lửa (những chiếc thuyền chất đầy vật liệu bắt lửa, phóng hỏa và lao vào hạm đội địch) của Anh tấn công. Mặt khác, vào ngày [[1 tháng 8]], các tàu chiến của Tây Ban Nha cắm neo trong hải cảng Graville bị đánh bạt lên phía đông bắc, Armada bị đánh bại. Hạm đội bị đánh tan tác quay về Tây Ban Nha sau khi gánh chịu những thiệt hại nặng nề gây ra bởi những cơn bão dữ trên biển Ireland.<ref name=autogenerated6>Neale, 300.</ref>
 
Ngày 9 tháng 8 lịch Julius (tức ngày [[19 tháng 8]] theo [[lịchLịch GregoryGregorius]]),<ref>[https://en.wikisource.org/wiki/Speech_to_the_Troops_at_Tilbury Diễn văn]</ref> Elizabeth đến thị sát quân binh trú đóng tại [[Tilbury]] ở [[Essex]]. Mang một áo giáp che ngực bằng bạc bên ngoài chiếc áo dài màu trắng, nữ hoàng đã đọc một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất của mình:<ref>Though most historians accept that Elizabeth gave such a speech, its authenticity has been questioned (Frye, ''The Myth of Elizabeth at Tilbury'', 1992), since it was not published until 1654. Doran, 235–236.</ref>
{{cquote|
Trẫm vẫn thường được khuyến cáo hãy cẩn thận giữ mình khi đến giữa hàng quân có vũ trang, vì e ngại những âm mưu bội phản; nhưng trẫm đảm bảo rằng trẫm không hề muốn sống mà không tin tưởng thần dân trung thành và đáng yêu của trẫm. Chỉ có những bạo chúa mới lo sợ như thế...
Dòng 162:
Việc Elizabeth thiết lập giáo hội Anh đã giúp định hình bản sắc dân tộc cho nước Anh cho đến ngày nay.<ref>Loades, 46–50.</ref><ref>Weir, 487.</ref><ref>Hogge, 9–10.</ref> Song, những người tôn vinh bà như là người anh hùng của chính nghĩa Kháng Cách đã bỏ qua sự kiện nữ hoàng từ chối bác bỏ tất cả nghi thức Công giáo.<ref>The new state religion was condemned at the time in such terms as "a cloaked papistry, or mingle mangle". Somerset, 102.</ref><ref>"The problem with the 'Protestant heroine' image was that Elizabeth did not always live up to it. London Protestants were horrified in 1561 when they heard of the plan to get Spanish support for a Dudley marriage by offering concessions on religion, and it took Elizabeth almost a decade to re-establish her Protestant credentials." Haigh, 165.</ref> Các sử gia cũng ghi nhận rằng lúc ấy các tín hữu Kháng Cách sùng tín xem Đạo luật ''Settlement and Uniformity'' năm [[1559]] của nữ hoàng là một sự thỏa hiệp.<ref>Haigh, 45–46, 177.</ref><ref>Black, 14–15.</ref><ref>Collinson, 28–29.</ref> Thật vậy, Elizabeth xem [[đức tin Kitô giáo|đức tin]] là một vấn đề cá nhân, và không muốn, theo cách nói của [[Francis Bacon]], "thâm nhập vào lòng và tư tưởng thầm kín của người khác".<ref>Williams, 50.</ref><ref>Haigh, 42.</ref>
 
Dù chủ trương phòng thủ trong chính sách ngoại giao, triều đại Elizabeth chứng kiến sự thăng tiến vượt bật của nước Anh trên trường quốc tế. [[Giáo hoàng]] [[Giáo hoàng Xíttô V|SixtusXíttô V]] nhận xét về bà với sự kinh ngạc, "[Elizabeth] chỉ là một phụ nữ, bà chủ trên một nửa hòn đảo, nhưng đã làm Tây Ban Nha, Pháp, [Thánh chế La Mã], và mọi người khiếp sợ".<ref name="Sm">Somerset, 727.</ref> Trong thời trị vì của nữ hoàng, nước Anh giành được lòng tự tin và quyền tự quyết trong khi cả thế giới [[Kitô giáo|Cơ Đốc giáo]] đang bị phân hóa.<ref name=autogenerated7 /><ref>Hogge, 9''n''.</ref><ref>Loades, 1.</ref> Elizabeth là người đầu tiên trong dòng họ Tudor thừa nhận rằng một quân vương chỉ có thể cai trị đất nước với sự đồng thuận của người dân.<ref>As Elizabeth's [[Lord Keeper of the Great Seal|Lord Keeper]], [[Nicholas Bacon|Sir Nicholas Bacon]], put it on her behalf to parliament in 1559, the queen "is not, nor ever meaneth to be, so wedded to her own will and fantasy that for the satisfaction thereof she will do anything...to bring any bondage or servitude to her people, or give any just occasion to them of any inward grudge whereby any tumults or stirs might arise as hath done of late days". Starkey, 7.</ref> Do đó, nữ hoàng luôn hợp tác với quốc hội và các cố vấn là những người bà tin là dám nói lên sự thật – nghệ thuật trị nước mà những quân vương thuộc dòng họ Stuart đã không chịu học hỏi. Trong khi một số sử gia cho rằng bà là người may mắn,<ref name="Sm" /> Elizabeth tin rằng bà được Thiên Chúa phù trợ.<ref>Somerset, 75–76.</ref> Tự hào là một người Anh,<ref>Edwards, 205.</ref> Nữ hoàng tin rằng [[Thiên Chúa]], những lời khuyên chân tình, và tình yêu thần dân dành cho bà là những nhân tố xây đắp sự thành công của triều đại Elizabeth.<ref>Starkey, 6–7.</ref> Trong một lần cầu nguyện, Elizabeth dâng lời tạ ơn Thiên Chúa:
{{cquote|
Trong lúc chiến tranh và bạo loạn cùng sự ngược đãi luôn quấy nhiễu các vua chúa và các lân bang, thì triều đại tôi vui hưởng thái bình, và bờ cõi tôi là nơi ẩn náu cho hội thánh của Chúa. Tình yêu sắt son thần dân dành cho tôi khiến kẻ thù của tôi vỡ mộng.<ref name="Sm" />}}