Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → , → (5) using AWB
Dòng 10:
 
==Sơ lược thân thế Bá Vành==
'''Phan Bá Vành''' (?-1827) <ref>Trong ''Truyện Bá Vành'', Lê Trọng Hàm (tác giả ''Minh đô sử'') cho biết: Phan Bá Vành còn có tên là '''Đỗ Hiển Vinh'''. Ông tổ xa của Phan Bá Vành là thái bảo [[Ngô Từ]] (cha [[Ngô Thị Ngọc Dao|Quang Thục hoàng thái hậu]], và là ông ngoại vua [[Lê Thánh Tông]]). Về sau họ này dời đến ở làng Minh Giám thì đổi theo họ mẹ (họ Phan). Theo ''Lời tựa Phan tộc thống tôn ngọc chí'' (viết năm 1906), tác giả là Phan Duy Tự cho biết việc đổi họ vì hai lẽ: một là để tránh sự khủng bố của [[Mạc Đăng Dung]] đối với con cháu công thần [[nhà Hậu Lê|nhà Lê]]; hai là nguyên quán họ Lê ở Động Phang (hay Động Bàng), nên lấy họ Phan để không quên tên quê gốc (vì âm đọc hơi giống nhau). Theo nghiên cứu của Nguyễn Phan Quang, Phan Bá Vành mất chỉ ở khoảng 40 tuổi (''Việt Nam [[thế kỷ 19]]'' [1802-1884], tr. 177).</ref>, tục gọi '''Ba Vành''' (vì là con thứ ba trong gia đình), sinh trưởng tại làng Minh Giám <ref>Làng Minh Giám là một làng lớn ven [[sông Hồng]], [[hướng Đông|phía Đông]] có sông Kem chảy từ Kiến Giang ra sông Hồng. Bên kia sông là huyện [[Giao Thủy]], cách bờ sông Hồng khoảng 3 [[kilômét|km]] là xã Trà Lũ, về sau trở thành căn cứ chính của quân Ba Vành.</ref>, thuộc huyện Vũ Tiên (nay là huyện [[Vũ Thư]], tỉnh [[Thái Bình]]).
Cha ông làm nghề chèo đò và nuôi bán cá giống, nhưng vì cha mất sớm nên Phan Bá Vành phải sớm đi làm thuê để phụ nuôi sống gia đình.
Trong một bài vè ở [[Thái Bình]] có câu:
Dòng 35:
Nghe tin cấp báo, vua [[Minh Mạng]] sai thống chế Trương Phúc Đặng kéo quân ra [[Miền Bắc (Việt Nam)|Bắc]] để tiễu trừ. Đến nơi, tướng Phúc Đặng cho quân đánh bất ngờ [[Giao Thủy]]. Thua trận, quân sư Vũ Đức Cát chạy ra An Quảng, rồi đến xã Đông Hào thì bị bắt và bị giết ngay.
 
[[Tháng mười hai|Tháng 12]] ([[âm lịch]]) năm ấy, Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh lại tập hợp được hơn 5.000 quân, mang đi tấn công vào hai huyện là [[Tiên Minh]] và [[Nghi Dương]] thuộc tỉnh [[Hải Dương]]. Tiếp theo, hai ông liên kết với nhóm Tàu Ô để mở rộng hoạt động ra các vùng ven biển thuộc [[vịnh Bắc Bộ]].
Liệu chống không nổi, trấn thủ [[Hải Dương]] là Nguyễn Đăng Huyên lại phải cầu cứu đến triều đình [[Huế]]. Vua Minh Mạng liền thăng cho Trương Văn Minh làm tiền phong đô thống chế chuyên quản lính [[Hà Nội|Bắc thành]], để hiệp đồng với tham hiệp [[Nghệ An]] là Nguyễn Hữu Thận coi việc quân.
Dòng 75:
Theo Nguyễn Phan Quang, mặc dù có một số tài liệu viết rằng Phan Bá Vành đã bị bắt (hoặc bị giết) trong đêm nghinh hôn (hoặc trong đêm về ăn giỗ nhà vợ), nhưng ở nhiều tài liệu khác (tuy có ít nhiều dị biệt) đều cho rằng ông đã bị thương rồi bị bắt trong trận đánh cuối cùng:
*Sách ''Quốc triều sử toát yếu'' (đã dẫn trên) và ''Minh đô sử'' đều chép Phan Bá Vành mở đường máu thoát thân nhưng bị Phan Bá Hùng dàn quân ra chặn bắt.
 
*Trong ''Trà Lũ xã chí'':
:''Thế tiến thoái đều khốn quẫn, Phan Bá Vành bèn cho đào sông dài hơn 100 [[trượng]] từ sông Cát đến sông Ngô Đồng. Nhưng vì nước cạn, thuyền không đi được, đạn đại bác (của quân triều) dội xuống như mưa. Ba Vành bị thương, bị chánh tổng Hoàng Nha là Lê Tuấn do thám bắt sống.''
 
*Trong ''Trần chi tộc phả'':
:''(Ba) Vành thu tàn quân đào sông dài ước khoảng 2.000 thước (800[[m]]) gọi là sông Xẻ, (cống gọi là cống Vành), một đêm đào sông, đem thuyền ra biển. Rạng đông, quan quân đuổi theo, hai bên bờ súng ra, quân Vành chết gần hết. (Ba) Vành một mình trốn thoát vào bãi lau sậy, hai ngày sau khát nước quá, đi tìm nước uống, bị tổng trưởng Hoành Nha là Lê Điển tri sát bắt được giải về. ''
 
*Trong ''Quốc sử di biên'' của [[Phan Thúc Trực]]:
:''(Ba) Vành mở cống cho thuyền bơi ra; nước cạn thuyền không đi được, quan quân đánh khép lại, bắt được tướng ngụy là Đán, Liễn, Khương, Thự...hơn 10 người, chém vài trăm đầu, giặc nhảy xuống nước chết vài ngàn tên. Vành bị đạn bắn vào đùi, bị bắt...Vành cùng Đán, Liễn bị đóng củi giải đi Bắc thành. Vành tự cắn lưỡi chết<ref>Ba tài liệu này, đều dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, ''Việt Nam [[thế kỷ 19]]'' (1802-1884), tr. 177-178.</ref>.
 
*Trong ''Truyện Phan Bá Vành'' của Văn Lang:
Hàng 97 ⟶ 96:
 
Một số tác giả, trong đó có nhóm Trương Hữu Quýnh<ref>''Đại cương lịch sử Việt Nam'' (tập 1), tr. 459.</ref>, đều cho rằng trong lúc Trà Lũ đang bị bủa vây, thì thủ lĩnh Ba Vành đang trúng kế mỹ nhân nên trì hoãn việc chuẩn bị đối phó. Vì vậy, khi quân triều từ các nơi kéo về vây kín, và đồng loạt tấn công thì mọi cố gắng chống đỡ của quân nổi dậy kể như vô hiệu.
Tuy nhiên, theo Nguyễn Phan Quang, thì "kế ấy hẳn có ít nhiều tác dụng", nhưng không thể là nguyên nhân "quyết định" khiến đại cuộc thất bại. Ông viết:
:''Trà Lũ, tuy có nhiều ưu thế về mặt địa hình, nhưng một khi quân nhà Nguyễn chốt chặt hết các lối (nhất là lối thoát ra biển), thì mấy ngàn quân nổi dậy bị cô lập giữa một vùng đầm lầy.
:''Ở góc độ nào đó mà xét, việc Phan Bá Vành chuyển toàn bộ lực lượng về Trà Lũ, là một thất sách, thậm chí là một sự mạo hiểm và bế tắt...Kế mỹ nhân của quan tướng nhà Nguyễn, chẳng qua chỉ làm cho đại cuộc này kết thúc nhanh hơn mà thôi.
Hàng 110 ⟶ 109:
*Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam''. Nhà xuất bản Khoa học Xã Hội, [[Hà Nội]], 1992.
*Trương Hữu Quýnh (chủ biên)-Phan Đại Doãn-Nguyễn Cảnh Minh, ''Đại cương lịch sử Việt Nam'' (tập 1). Nhà xuất bản giáo dục, 2007.
*Nguyễn Phan Quang, ''Việt Nam [[thế kỷ 19]]'' (1802-1884). Nhà xuất bản [[Thành phố Hồ Chí Minh]], 2002.
*Nguyễn Phan Quang, ''Lịch sử Việt Nam'' (1427-1858), quyển 2, tập 2. Nhà xuất bản Giáo Dục, 1977.
*Văn Lang, ''Truyện Phan Bá Vành'' in trong ''Danh nhân đất Việt'' (tập 3). Nhà xuất bản Thanh Niên, 1995.