Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doãn Uẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 3:
 
==Thân thế==
Ông tên thật là '''Doãn Ôn''' (''尹溫''), sinh ngày 17 tháng mười một năm [[Ất Mão]]<ref>[http://www.vusta.vn/vi/news/Thong-tin-Su-kien-Thanh-tuu-KH-CN/An-Tay-muu-luoc-tuong-Doan-Uan-1795-1850-5068.html An Tây mưu lược tướng Doãn Uẩn (1795 – 1850), đăng ngày 25/01/2006.]</ref> (tức [[27 tháng 12]] năm [[1795]]<ref name="đổi âm lịch-dương lịch">[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/ đổi âm lịch-dương lịch.]</ref>), tại làng Khê Cầu, tổng Khê Cầu, huyện Thư Trì, phủ Kiến Xương, trấn [[Sơn Nam (địa danh cũ Việt Nam)|Sơn Nam Hạ]] (nay là thôn Khê Cầu, nằm cạnh ngã ba đường tránh quốc lộ 10, thuộc xã [[Minh Khai, Vũ Thư|Minh Khai]], huyện [[Vũ Thư]], tỉnh [[Thái Bình]]<ref>[http://www.thaibinh.gov.vn/end-user/article/print_preview.asp?article_id=2225 Kỷ niệm 210 năm ngày sinh danh nhân Doãn Uẩn và đón bằng di tích lịch sử văn hóa], đăng ngày 6/01/2006</ref>. Nguyên quán ông tại làng Ngoại Lãng, tổng Vô Ngại, huyện Thư Trì (nay thuộc xã [[Song Lãng]], huyện [[Vũ Thư]], tỉnh [[Thái Bình]]<ref>Tài liệu địa chí Thái Bình, tập 5, Nguyễn Quang Ân và Bùi Công Phượng, trang 259.</ref>. Ông là con cháu đời thứ 5 của dòng họ Doãn đất Song Lãng, tính từ Thủy tổ là Doãn Doanh, hiệu Chính Nghị. Đến đời thứ 2, thì một nhánh dời qua cư trú tại làng Khê Cầu. Cha ông là cụ Doãn Đình Dụng, hiệu Lãng Khê, là một danh sĩ thời bấy giờ<ref name="minhduc">Phạm Minh Đức - Vũ Mạnh Quang, "Về Doãn Uẩn, một danh thần triều Nguyễn".</ref>. [[Tiến sĩ]] [[Doãn Khuê]] là em họ - con chú ruột - của ông.
 
Thuở nhỏ, ông được cha và chú bác trong nhà đều là những bậc túc nho, khoa bảng trực tiếp rèn cặp. Năm 19 tuổi, ông theo học [[Hoàng giáp]] [[Bùi Huy Bích]]. Tháng 9 năm Minh Mạng thứ 9 ([[Mậu Tý]] -[[1828]]), ông đỗ [[Cử nhân (định hướng)|Cử nhân]] hạng ưu. Năm sau, ông tiếp tục tham gia [[thi Hội]] nhưng không đỗ.
Dòng 21:
Đầu tháng 7 năm [[Giáp Ngọ]] (1834), ông được triều về kinh, bổ làm Lang trung bộ Hình<ref>[[Đại Nam thực lục]], chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXXXI, tập 4, trang 266.</ref>. Cũng trong thời gian đó, [[Nông Văn Vân]], anh vợ của Lê Văn Khôi, bấy giờ là Tri châu Bảo Lạc, cũng nổi dậy ở Bảo Lạc, mở rộng địa bàn chiếm cứ khắp vùng [[Hà Giang]], [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]]. Doãn Uẩn được bổ làm Án sát [[Thái Nguyên]]<ref>[[Đại Nam thực lục]], chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXXXI, tập 4, trang 270, 318, 375.</ref>, cùng [[Nguyễn Đình Phổ]] và [[Nguyễn Công Trứ]] mang quân đi trấn áp. Tháng 10 năm đó, quân nổi dậy bị trấn áp thu hẹp vùng kiểm soát. Ông ở lại Thái Nguyên vỗ yên dân ở các vùng [[Chợ Mới]], [[Bạch Thông]], [[Chợ Rã]]..., sau đó trược triệu hồi về Kinh vào tháng 2 năm [[Bính Thân]] (1836).
 
Tháng 7 âm lịch năm [[Ất Mùi]], Minh Mạng thứ 16 ([[1835]]), Doãn Uẩn dâng sớ tâu lên vua đề xuất việc điều chỉnh hành chính tỉnh Thái Nguyên, chia tách phủ Phú Bình (với 9 châu, huyện) thành 2 phủ Phú Bình và Tòng Hóa, và đã được vua Minh Mạng chuẩn y cho thi hành. [[Đại Nam thực lục]] chép: “''Đặt thêm phủ Tòng Hóa thuộc [[Thái Nguyên]]. Bọn quan tỉnh là Lê Trường Danh và Doãn Uẩn tâu nói: “Tỉnh hạt nguyên có 2 phủ [[Phủ Thông|Thông Hóa]] và Phú Bình. Phủ Thông Hóa thống trị 2 huyện [[Bạch Thông|châu]], mà phủ [[Phú Bình]] thống trị đến 9 huyện châu. Vậy xin trích 4 huyện [[Định Hóa|Định Châu]], Văn Lãng, [[Phú Lương]] và [[Đại Từ]] đặt làm phủ Tòng Hóa. Còn 5 huyện [[Phú Bình|Tư Nông]], Bình Toàn, [[Võ Nhai]], [[Phổ Yên]], [[Đồng Hỷ|Động Hỷ]] vẫn làm phủ Phú Bình... Phủ lỵ Tòng Hóa đặt ở làng Trung Khảm thuộc Định Châu. Phủ lỵ Phú Bình đặt ở làng Triều Dương huyện Tư Nông...” Vua y lời tâu.''”<ref>Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CLVI, thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế, tập 4, trang 708.</ref>
 
Sau khi về Kinh, ông được thăng Hữu Thị lang bộ Lại<ref>Đại Nam thực lục, chính biên, đệ nhị kỷ, tập 4, quyển CLXIX, trang 897, 938.</ref>. Tháng 8 năm đó, ông được đổi sang làm Hữu Thị lang bộ Hình<ref>Đại Nam thực lục, trang 996.</ref>, đến tháng 11 lại được đổi làm Tả Thị lang bộ Hộ và được điều ra Bắc nhậm chức Kinh lược Phó sứ, Thự Tuần phủ quan phòng Hưng Yên để giải quyết việc quan hệ với [[Công giáo]].
Dòng 55:
[[Tập tin:BằngDTDoãnUẩn.JPG|nhỏ|trái|200px|Bằng công nhận di tích lịch sử (cấp tỉnh) cho từ đường và lăng mộ An tây mưu lược tướng Doãn Uẩn]]
[[Tập tin:TuDuongDoanUan.jpg|nhỏ|phải|Từ đường Doãn Uẩn ở thôn Hội (làng Ngoại Lãng) xã Song Lãng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.]]
Ngày 21 tháng 11 âm lịch năm [[Kỷ Dậu]]<ref>[http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/ name="đổi âm lịch-dương lịch.]<"/ref> (tức [[3 tháng 1]] năm [[1850]])<ref>Bài ''Một số sự kiện về cuộc đời và sự nghiệp của Doãn Uẩn'', tác giả Doãn Đoan Trinh, đăng trên tạp trí ''Nghiên cứu Lịch sử'' số 1 (357)/2006, trang 69. ISSN.0866-7497</ref>, ông bệnh mất tại An Giang, thọ 56 tuổi. Linh cữu ông được đưa về an táng tại quê nhà. Sau khi mất ông được truy tặng hàm Hiệp biện Đại học sĩ và bài vị của ông được vua cho đặt ở [[đền Hiền Lương]] cùng với 39 danh thần nhà Nguyễn khác.
[[Tập tin:PhoDoanUanTB.jpg|nhỏ|phải|Đường Doãn Uẩn phường Tiền Phong thành phố Thái Bình.]]
[[Tập tin:DuongDoanUan.jpg|nhỏ|trái|Đường Doãn Uẩn phường Khuê Mỹ quận Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.]]
Dòng 66:
== Tác phẩm ==
Trong hầu hết sự nghiệp của mình, ông được biết như là một văn tướng. Tuy nhiên, xuất thân dòng danh sĩ, ông cũng để lại một số tác phẩm có giá trị lịch sử và văn học như:
*'''Trấn Tây kỷ lược''' (''鎮西紀略''), quyển sách này, nhiều lần được các học giả nổi tiếng về [[Nam Bộ Việt Nam|Nam Bộ]] như [[Sơn Nam (nhà văn)|Sơn Nam]] dùng làm nguồn trích dẫn. Như trong cuốn ''Đồng Bằng Sông Cửu Long'', tả về việc canh tác lúa nước ở Nam Bộ, Sơn Nam trích dẫn đoạn: "''Việc làm ruộng lúa đơn giản, phát cho lau sậy ngã rạp, cào cỏ hai ba lần rồi cấy, không cần phí sức nhiều. Như đã cấy rồi thì không cần phải trông nom tới, cũng khỏi lo thiếu nước.''" <ref>[http://www.taybacuniversity.edu.vn/elib/Lich%20su/Lich%20su%20khan%20hoang%20mien%20Nam%20(Son%20Nam).pdf (''Lịch sử khẩn hoang Miền Nam'', trang 18 bản pdf.) hay ''Đồng Bằng Sông Cửu Long'', Sơn Nam, trang 46 (sách in).]</ref> Trấn Tây kỷ lược còn được dẫn khi viết về nhạc tài tử Nam Bộ: “''...duy tính nhân dân thích ca vũ, không ngày nào không''”. Doãn Uẩn còn gọi vùng đất này là “''đất múa hát''”.<ref>[http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=302&id=146848 Địa văn hóa và bảo tồn phát huy đờn ca tài tử, báo Cần Thơ online, ngày 22/03/2014.]</ref>
 
[[Tập tin:Các sách về truyền thống dòng họ Doãn.jpg|nhỏ|phải|Các sách về truyền thống họ Doãn, trong đó ''Doãn Uẩn thi tuyển'' là một tuyển tập thơ được biên soạn và biên dịch từ tập ''Tuy Tĩnh tử tạp ngôn'' của ông.]]