Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lâm Thành Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → using AWB
Dòng 28:
Sau khi giáo chủ Huỳnh Phú Sổ đột ngột mất tích, các nhóm quân sự của lực lượng vũ trang Hòa Hảo bị chia rẽ. Lực lượng quân sự Hòa Hảo mạnh nhất của Trần Văn Soái, mang danh nghĩa Quân đội Hòa Hảo, với khoảng 7.000 quân, hoạt động tại Cần Thơ, Vĩnh Long, đặt bản doanh tại Cái Vồn. Bấy giờ, ông đưa các đơn vị dưới quyền hợp tác với tướng Năm Lửa, và được phong chức vụ Tư lệnh phó. Trên thực tế, với lực lượng bản bộ khoảng 3.000 quân, ông hầu như tự trị tại khu vực Châu Đốc-Hà Tiên.
 
Chính vì vậy, khi ông Trần Văn Soái tự phong cấp bậc Thiếu tướng, và ký kết Hiệp định Liên quân với Đại tá Cluzet, Tư lệnh Phân khu Tây Nam Bộ của Pháp, theo đó thì Lực lượng quân sự của giáo phái Hòa Hảo sẽ được quân đội Pháp hậu thuẫn và xem như là Lực lượng Bổ sung (Suppletif Forces) để chống Việt Minh. Bất mãn điều này, ông tuyên bố ly khai với lực lượng của tướng Năm Lửa. Mãi đến khi chính phủ [[Quốc gia Việt Nam]] được thành lập năm 1949, ông mới tuyên bố hợp tác với chính phủ và ngày 14-2 năm này ông được Quốc trưởng [[Bảo Đại]] phong cấp bậc [[Đại tá]]. Đến năm 1953, ông được vinh thăng hàm [[Thiếu tướng]].
 
Ngày 13-8-1954, ông giữ chức Tư lệnh Lực lượng Hòa Hảo Dân xã Nguyễn Trung Trực. Ngày 24-9 cùng năm, ông được vinh thăng hàm [[Trung tướng]]
 
Năm 1954, người Pháp thất bại tại [[trận Điện Biên Phủ]], chính quyền Thủ tướng [[Ngô Đình Diệm]] được thành lập, cố gắng giành ảnh hưởng chính trị trước thắng lợi quân sự của Việt Minh. Dưới sự hậu thuẫn của người Mỹ, Thủ tướng Diệm quyết tâm loại trừ ảnh hưởng của người Pháp cũng như các thế lực cát cứ. Các nhóm chính trị đối lập ủng hộ Quốc trưởng Bảo Đại thành lập [[Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia]] do Hộ pháp [[Phạm Công Tắc]] làm Chủ tịch, gửi một kiến nghị yêu cầu Thủ tướng Diệm trong vòng 4 ngày phải cải tổ nội các với sự thỏa thuận của Mặt trận. Ông với tư cách là người đồng ký tên kiến nghị và thành viên phái đoàn được ủy nhiệm thảo luận và vào [[Dinh Độc Lập]] trao kiến nghị.
 
Tuy nhiên, kiến nghị bị Thủ tướng Diệm bác bỏ ngay lập tức. Các chính khách đối lập từ chức trong chính phủ, các chỉ huy quân sự tuyên bố ly khai. Tướng Lâm Thành Nguyên cũng đưa lực lượng bản bộ về tổng hành dinh ở Cái Dầu. Tuy nhiên, Thủ tướng Diệm vẫn không thay đổi quyết tâm giải tán các lực lượng vũ trang cát cứ, thống nhất quân đội.
Dòng 40:
Riêng tướng Hai Ngoán, sau khi rút quân về Chợ Mới, đã cho người liên lạc đồng ý quy thuận chính phủ Thủ tướng Diệm với điều kiện vẫn giữ được tài sản. Điều kiện này đã được Thủ tướng Diệm chấp thuận và đồng hoá cấp bậc Trung tướng cho ông trong hệ thống Quân đội Quốc gia. Ông cho các lực lượng trung thành tập hợp về khu vực núi Cấm để chờ tiếp thu, còn bộ chỉ huy được phép trở về căn cứ Cái Dầu. Mặc dù vậy, ông vẫn ngầm giúp đỡ các đơn vị của tướng Năm Lửa, Ba Cụt. Do đó, về sau, Thủ tướng, sau này là Tổng thống Ngô Đình Diệm không cho ông giữ bất kỳ một vai trò nào trong chính quyền của như trong quân sự, đồng thời quản thúc ông một cách chặt chẽ. Tuy nhiên vào cuối năm 1955, ông được giải ngũ.
 
Mãi sau khi Tổng thống Diệm bị lật đổ, những điều kiện quản thúc mới được dỡ bỏ. Nhằm mục đích trở lại hoạt động chính trường, ông đã tập hợp các đồng chí và thành lập Hội Cựu chiến sĩ Hòa Hảo – Dân Xã (sau đổi thành Tập đoàn Cựu chiến sĩ Hòa Hảo - Dân Xã) do ông làm Chủ tịch. Mặc dù mang danh nghĩa một đoàn thể ái hữu xã hội, nhưng trên thực tế là một tổ chức chính trị, hoạt động theo giấy phép Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa số 4085/BNV/KS cấp ngày 08-05-1964. Từ năm 1966 đến 1969, ông là thành viên Ủy ban Lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng thống nhứt. Năm 1970, Tập đoàn Cựu chiến sĩ Hòa Hảo - Dân Xã được hợp thức hóa bởi Nghị định số 457/BNV/KS/14 ngày 29-6-1970 theo luật 009/69 ấn định qui chế chánh đảng và đối lập chánh trị, trở thành tổ chức chính trị. Với tổ chức này, ông tham gia hoạt động trong chính trường với khối Tự Quyết và Liên minh Dân chủ Xã hội từ cuối năm 1972 đến đầu năm 1975.
 
Sau ngày [[30 tháng 4]] năm 1975, ông bị chính quyền mới đưa đi cải tạo và đã từ trần trong tình trạng giam giữ vào năm 1977 tại Đề lao Chí Hòa, Sài Gòn.
Dòng 51:
{{tham khảo}}
* Lê Thành Thảo, ''Sinh hoạt Phật giáo Hòa Hảo trong cộng đồng quốc gia'', Viện Đại học Saigon, Trường Đại học Văn khoa (1974)
* Nguyễn Long Thành Nam, ''Phật giáo Hòa Hảo trong dòng lịch sử dân tộc'', Tập san Đuốc Từ Bi (1991)
 
{{thời gian sống|1904|1977}}
 
[[Thể loại:Trung tướng Quốc gia Việt Nam]]
[[Thể loại:Người Cần Thơ]]