Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Đông Nam Bộ năm 1972”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 53:
Ở hướng đường 13, QLVNCH dùng trực thăng đổ Trung đoàn 15 (sư đoàn 9) và trung đoàn 33 (sư đoàn 21) xuống Đức Vinh, trung đoàn 32 (sư đoàn 21) lấn lên xóm Ruộng, trung đoàn 9 thiết giáp phối hợp với công binh vượt suối đánh vu hồi, vây bọc cụm chốt Tàu Ô từ phía Bắc với ý định nhổ cụm chốt Tàu Ô của sư đoàn 7 QĐNDVN. Bộ tư lệnh F7 (sư đoàn trưởng [[Bùi Thanh Vân]]) đã sửa đổi chiến thuật, không áp dụng "chốt cứng, chặn đứng" như trước mà kết hợp các loại "chốt chặn", "chốt cơ động" với các cuộc vận động phản đột kích và ra tay tấn công trước. Ngày 17 tháng 5, sư đoàn 9 QĐNDVN dùng trung đoàn 165 phối hợp với trung đoàn 1 (sư đoàn 9) tấn công cụm quân của trung đoàn các 15, 33 ở Đức Vinh; điều trung đoàn 209 thay trung đoàn 141 (thiếu) vây cụm quân Tân Khai của QLVNCH.
 
Ngày 19 tháng 5, lợi dụng thời gian các đơn vị chủ lực của sư đoàn 7 QĐNDVN thay quân, tướng Nguyễn Văn Minh lệnh cho Chiến đoàn 31 (thiếu) và tiểu đoàn biệt động biên phòng đánh ép cụm chốt Tàu Ô từ phía Bắc, Chiến đoàn 32 điều các tiểu đoàn 1 và 2 phối hợp chi đoàn 1 Trung đoàn 5 thiết giáp đánh bọc hai bên đường 13 chiếm được cống Ông Tề nhưng không tiến được đến cống Tàu Ô. Đêm 19 tháng 5, trung đoàn 165 QĐNDVN chặn được chiến đoàn 32 ở Xa Cát. Đến đêm 25 tháng 4, đến lượt cụm thiết giáp của chi đoàn 1 bị trung đoàn 1 (sư đoàn 9) vây lấn. Hai tiểu đoàn của Chiến đoàn 32 ở Cống Ông Tề bị cô lập. Ngày 28 tháng 5, tướng Minh ra lệnh rút các đơn vị QLVNCH quanh Tàu Ô - Xóm Ruộng về phía sau. QĐNDVN vẫn chiếm được nhiều địa đoạn quan trọng vây quanh An Lộc, đặc biệt là hai điểm cao 169 và Đồi Gió, được dùng là trận địa pháo kích An Lộc từ nhiều phía, gây thương vong lớn cho sư đoàn 5 QLVNCH.<ref name="hodinh"/>
 
Trong tháng 5,[[Không quân Hoa Kỳ|Không lực Hoa Kỳ]] và không quân QLVNCH đã dùng 10 lần chiếc B-52, 7.500 phi vụ máy bay cường kích ném 39.500 tấn bom xuống các vị trí của QĐNDVN ở quanh An Lộc, đặc biệt tập trung ở cụm chốt Tàu Ô - Xóm Ruộng.
Dòng 70:
Ngày 20 tháng 7, tướng Lê Văn Tư tung toàn bộ sư đoàn 25 tấn công, quyết nhổ bằng được cụm chốt Tàu Ô. Tuy nhiên, với thế da báo, tướng Tư không thể sử dụng phi pháo ồ ạt cũng không thể sử dụng đường không để tiếp tế cho các đơn vị như ở An Lộc mà phải dùng quân biệt động tiếp tế bằng đừong mòn. E209 phát hiện ra chiến thuật này và nhiều lần đánh chiếm được hàng tiếp vận của QLVNCH. Đến tháng 8, Lê Văn Tư lệnh cho quân biệt động đổi từ đánh ngày sang đánh đêm để lấn diệt từng chốt một nhưng đều bị quân của trung đoàn 209 QĐNDVN đẩy lùi<ref name="tranxuanban"/>, nhiều trung đội QLVNCH phải lách qua các chốt của đối phương để rút về điểm xuất phát.
 
Cũng vào đầu tháng 8, chủ lực F7 QĐNDVN đã cơ động đến tuyến Bàu Bàng, Chơn Thành, La Khê, Bến Cát. Ngày 10 tháng 8, tiểu đoàn đặc công 28 phối hợp với một tiểu đoàn của lữ đoàn 429 đặc công Miền bất ngờ đánh thẳng vào Sở chỉ huy tiền phưong Quân đoàn III - QLVNCH ở Lai Khê. E14 chiếm lĩnh trận địa chót ở Bàu Bàng. Tướng [[Nguyễn Văn Minh]] phải điều liên đoàn 6 biệt động quân từ Biên hoà lên ứng cứu Lai khê, đưa liên đoàn 3 biệt động quân từ đường 2 sang đường 13 bố trí ở Bến Cát là lực lượng dự bị. Trong các ngày 21 và 22 tháng 8, E12 và E205 (F7) tổ chức vận động chiến, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 35 thuộc liên đoàn 6 biệt động quân tại Bắc Lai Khê và tiêu diệt tiểu đoàn 51 (cũng của liên đoàn này) tại Tây Nam Bàu Bàng, buộc liên đoàn 6 biệt động quân phải vừa đánh vừa lùi về Lai Khê.<ref>Lt. Gen. Ngo Quang Truong.</ref><blockquote>Ngày 27 tháng 8, tổng thống [[Nguyễn Văn Thiệu]] điện cho tướng Minh: "''Quãng đuờng An Lộc - Chơn Thành chưa giải toả được thì đường 13 lại bị cắt ở Bàu Bàng. Sư đoàn 18 chết cứng ở An Lộc, Sư đoàn 5 còn chưa được tái chỉnh trang. Lực lượng tổng trù bị còn phải tái chiếm tỏa Quảng Trị. Ông liệu mà đối phó''". </blockquote>Ngày 28 tháng 8, bức điện của tướng Nguyễn Văn Minh gửi Lê Văn Tư ra lệnh đưa sư đoàn 25 rút khỏi về phía sau ứng cứu Lai khê bị trinh sát diện đài QĐNDVN thu được<ref name="hoangcam" />. Ngày 30 tháng 8, Tư lệnh mặt trận Hoàng Cầm và tư lệnh F7 Đàm Văn Nguỵ dùng toàn bộ sư đoàn tổ chức phục kích tại địa đoạn Bàu Bàng - Bầu Lồng. Sư đoàn 25 QLVNCH trên đường rút phải vừa đánh vừa lùi. Chiến đoàn 49 rút sau cùng bị thiệt hại 684 quân, mất 170 súng các loại<ref name="tranxuanban" />. Kế hoạch giải toả đường 13 của tướng Nguyễn Văn Minh và tướng Lê Văn Tư phá sản.
 
Từ 15 tháng 9 đến cuối chiến dịch, Bộ Tư lệnh B2 còn sử dụng lực lượng của F7, E3 (F9), E209, E271 và các đại đội độc lập mở các cuộc tập kích vào Trảng Bàng, Bến Cát, Gò Dầu; đánh lui cuộc hành quân tấn công khu căn cứ Dương Minh Châu của F5 (mới phục hồi); phát triển đến Phú Hoà Đông, Củ Chi và Bắc Bình Dương. An Lộc vẫn bị vây lỏng cho đến ngày ký kết Hiệp định Paris.