Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Núi Thành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, replaced: → (9) using AWB
Dòng 114:
==Điều kiện tự nhiên==
===Vị trí địa lý ===
Núi Thành là huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, được thành lập năm 1983 trên cơ sở tách huyện Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành.<ref>[http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=3505 Quyết định 144-HĐBT năm 1983 phân vạch địa giới huyện Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành], Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp Việt Nam</ref> Phía bắc giáp thành phố Tam Kỳ, phía nam giáp huyện [[Bình Sơn]] và huyện [[Trà Bồng]] [[quảng Ngãi|tỉnh Quảng Ngãi]], phía Tây giáp huyện [[Nam Trà My]], phía đông giáp [[Biển Đông]]. Huyện có đường bờ biển dài 37&nbsp;km với nhiều bãi tắm đẹp như [[biển Rạng]], [[Tam Hải]], [[Tam Tiến]]. Hiện có nhiều dự án du lịch biển lớn đang hoạt động như Le Domaine De Tam Hai, Cát Vàng Tam Tiến, Chu Lai Resort. Tam Hải là xã đảo duy nhất của huyện.
 
Tọa độ địa lý: từ 108°34' đến 108°37' [[kinh độ]] Đông, từ 15°33' đến 15°36' [[vĩ độ]] Bắc. Với hệ tọa độ trên, Núi Thành nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuộc phân vùng khí hậu Nam Việt Nam.
Dòng 126:
Núi Thành là huyện đồng bằng cực Nam của tỉnh Quảng Nam với địa hình nghiên từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Bằng đường bộ đi theo hướng Đông Tây từ các xã ven biển lên các xã vùng núi phía Tây ta có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi này. Nhìn tổng thể Núi Thành có các dạng địa hình sau:
*Trung du và miền núi: phân bố ở các xã [[Tam Trà]], [[Tam Sơn]], [[Tam Thạnh]], [[Tam Mỹ Đông]], [[Tam Mỹ Tây]], một phần xã [[Tam Nghĩa]] và [[Tam Anh Nam]], [[Tam Anh Bắc]]. Phía cực tây có nhiều núi cao, nơi cao nhất là núi Hú, [[Tam Trà]] 1,132 m.
*Đồng bằng: phân bố ở các xã [[Tam Xuân 1|Tam Xuân I]], [[Tam Xuân 2|Tam Xuân II]], [[Tam Anh Nam]], [[Tam Anh Bắc]], [[Tam Hiệp]], [[Núi Thành (thị trấn)|thị trấn Núi Thành]], và xã [[Tam Nghĩa]]. Vùng này địa hình tương đối bằng phẳng, có một số đồi gò có độ dốc nhỏ. Nơi cao nhất là 69 m so với mặt biển.
*Dải ven biển: gồm các xã [[Tam Tiến, Núi Thành|Tam Tiến]], [[Tam Hòa]], [[Tam Giang, Núi Thành|Tam Giang]], [[Tam Hải]], [[Tam Quang, Núi Thành|Tam Quang]] và một phần xã [[Tam Nghĩa]]. Vùng này địa hình bằng và thấp, có nhiều cồn cát ổn định; một phần đồng bằng do các sông ngòi bồi đắp trên nền cát biển. Vùng này nằm về phía đông của sông Trường Giang. Đất cát chiếm diện tích lớn nhất trong thành phần thổ nhưỡng của khu vực này. Vùng này có nhiều đầm phá. [[Phá]] Trường Giang là phá lớn thứ hai của Việt Nam (sau [[phá Tam Giang]] tại [[Thừa Thiên - Huế]]). Ngoài ra, vùng này còn có nhiều bãi đá trầm tích nhô lên khỏi mặt biển từ 10 đến 12 m thuộc xã [[Tam Tiến, Núi Thành|Tam Tiến]], [[Tam Hải]], [[Tam Quang, Núi Thành|Tam Quang]] như đảo hòn Ngang, Hòn Dứa, Bàn Than...
 
Dòng 133:
 
===Khí hậu===
Huyện Núi Thành nằm phía đông dãy Trường Sơn và phía nam đèo Hải Vân, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình hằng năm: 25.7&nbsp;°C, nhiệt độ cao từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình trong năm là 2,531.5&nbsp;mm. Huyện Núi Thành chịu sự chi phối của gió tây nam và gió đông nam hoạt động từ tháng 3 đến tháng 7, gió đông bắc hoạt động từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Hằng năm thường xuất hiện từ 8 đến 10 cơn bão ảnh hưởng đến huyện. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 11 kết hợp với mưa lớn gây ra lũ lụt.
 
Dòng 142:
Tính đến ngày 01 tháng 04 năm 2009, dân số của Núi Thành đạt 142.020 người, trong đó nam giới chiếm 48.6%, nữ giới chiếm 51.8%. [[Người Việt|Người Kinh]] chiếm đại bộ phận dân số (98%), phần còn lại là [[người Co|người]] Kor với dân số khoảng 1.085 người sống chủ yếu tại các thôn 4, 6 và 8 của xã Tam Trà. Tổng số hộ dân trong toàn huyện là 34,280 hộ, trung bình mỗi hộ có 4.2 người, một tỷ lệ thấp so với các địa phương trong cả nước. Đa phần dân cư sống tại các xã đồng bằng ven biển, các xã vùng núi có diện tích lớn nhưng dân cư thưa thớt. Cùng với quá trình phát triển nhanh chóng của công nghiệp và dịch vụ, cụm các đô thị với trung tâm là thị trấn Chu Lai đang dần hình thành và mở rộng về phía Nam (Tam Nghĩa), phía Đông (Tam Quang) và phía Bắc (Tam Hiệp). Theo quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh Quảng Nam, Núi Thành sẽ cùng với Tam Kỳ là hai đô thị loại II của tỉnh.
 
Phần đông dân cư hoạt động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. Năm 2006, trong tổng số 68,896 người trong độ tuổi lao động, số lao động trong khu vực 1 đạt 50,478 người (chiếm 73,26%. Các ngành công nghiệp, xây dựng thu hút 7,351 lao động (chiếm 10,66%). Khu vực III dịch vụ thu dụng 7,479 người (chiếm 11,07%). Tuy nhiên quá trình dịch chuyển kinh tế kéo theo sự dịch chuyển lao động rất nhanh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.
 
===Giáo dục===
Dòng 166:
===Giao thông vận tải===
 
Huyện Núi Thành có hệ thống giao thông vận tải phát triển mạnh. Sân bay Chu Lai có các chuyến bay đi và đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Cụm cảng Kỳ Hà có năng lực tiếp nhận các tàu có trọng tải đến 6.6000 tấn<ref>{{chú thích web | url = http://www.vpa.org.vn/vn/members/central/kyhaquangnam.htm | tiêu đề = Members Ports of VPA ! | author = | ngày = | ngày truy cập = | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref> và cảng Tam Hiệp lên tới 10.000 tấn.<ref>http://baoquangnam.com.vn/kinh-te/giao-thong-xay-dung/24704-trien-vong-cang-tam-hiep.html</ref> Đường quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa bàn huyện dài 31&nbsp;km theo chiều Bắc-Nam, tỉnh lộ TL 617 nối các xã miền núi với đồng bằng. Ga Núi Thành là một điểm nhận trả hàng quan trọng của hệ thống đường sắt Thống Nhất. Hệ thống sông Trường Giang, Tam Kỳ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông thủy của huyện phát triển.
 
==Các điểm tham quan==