Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tranh Hàng Trống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Ngu ho.gif|nhỏ|Tranh thờ Ngũ Hổ]]
'''Tranh Hàng Trống''' một trong những dòng [[tranh dân gian Việt Nam]] được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của [[Hà Nội]] xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện [[Thọ Xương]], nay thuộc [[hoàn Kiếm|quận Hoàn Kiếm]], Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất cả đồ [[thủ công mỹ nghệ]] nhất là đồ thờ như: tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ... Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các [[viện bảo tàng]]. Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân [[Lê Đình Nghiên]] còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh
 
==Sơ lược==
Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh chính là [[tranh thờ]] và [[tranh Tết]]. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của [[Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam|Đạo Mẫu]] (Mẫu Liễu Hạnh ở phủ giầy, Nam Đình), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngàn, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần... rất đẹp. Loại tranh này thường được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quý,...
 
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng 400 năm trước đây. Và chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, [[văn hóa|văn hoá]], [[tôn giáo]], của vùng miền, các dân. Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa [[Phật giáo]], [[Nho giáo]]; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.
Dòng 28:
 
===Đề tài nội dung và thể thức tranh===
Đề tài của tranh rất phong phú nhưng chủ yếu là [[tranh thờ]] như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bảy... Ngoài ra cũng có những bức tranh chơi như các bộ Tứ Bình (4 bức) hoặc Nhị bình (2 bức). Tứ bình thì có thể là tranh Tố nữ, Tứ dân (ngư, tiều, canh, mục) hoặc Tứ quý (Bốn mùa). Tứ bình còn có thể trình bày theo thể liên hoàn rút từ các truyện tích như ''[[Nhị độ mai]]'', ''[[Thạch Sanh (truyện thơ)|Thạch Sanh]]'', ''[[Truyện Kiều]]''. Nhị bình thì vẽ những đề tài như "Lý ngư vọng nguyệt" (Cá chép trông trăng) hoặc "Chim công múa" có tính cách cầu phúc, thái bình. Những bức về đề tài dân dã như cảnh "Chợ quê" hay "Canh nông chi đồ" cũng thuộc loại tranh Hàng Trống.
 
==Xem thêm==