Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Nam Định (1883)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Bối cảnh: sửa chính tả 3, replaced: đã đã → đã using AWB
n clean up, replaced: → (5) using AWB
Dòng 32:
Phía Việt Nam cũng cầu viện [[nhà Thanh]]. Bắc Kinh vốn coi nhà Nguyễn là chư hầu bèn tiếp viện quân Cờ đen; về mặt ngoại giao [[nhà Thanh]] cũng báo với Paris rằng Trung Hoa không chấp nhận người Pháp chiếm đất phên giậu Bắc Kỳ. Mùa hè năm 1882, Tổng Đốc [[Vân Nam]] là Tạ Kính Bưu điều quân Thanh từ [[Vân Nam]] và [[Quảng Tây]] vượt biên giới tiến vào Bắc Kỳ, chiếm đóng một dải từ thượng du [[Lạng Sơn]], [[Hưng Hóa (định hướng)|Hưng Hóa]] xuống tận trung du [[Bắc Ninh]].<ref>Lung Chang, 90–91; Marolles, 133–44</ref> Đại binh nhà Thanh ở dọc biên giới Quảng Đông, Quảng Tây cũng động binh. Bộ trưởng Pháp đặc trách Trung Hoa, Frédéric Bourée, trước nguy cơ chiến tranh với Trung Quốc tìm cách thỏa thuận với đại diện Thanh triều là Tổng lý nha môn [[Lý Hồng Chương]] vào cuối năm 1882 để chia đất Bắc Kỳ, phân định thành hai vùng ảnh hưởng của nhà Thanh và Pháp. Tuy nhiên việc không thành. Nhà Thanh không chấp nhận vì cho là Lý Hồng Chương nhượng bộ quá nhiều. Về mặt Pháp thì chính phủ mới của [[Jules Ferry]] bác bỏ thỏa thuận này vào tháng 3 năm 1883, và triệu hồi Bourée về nước.<ref>Eastman, 57–65</ref>
 
Trong khi mặt ngoại giao còn bế tắc thì H Rivière vẫn đóng binh trong thành. Nội các Jules Ferry sau đó quyết định tăng viện cho Nam Kỳ thêm 700 binh sĩ và phái tàu ''Corrèze'' chở sang. Tàu cập bến Sài Gòn ngày 13 tháng 2, 1883. Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ là Le Myre de Villers lại điều tàu ''Corrèze'' ra Bắc Kỳ vào ngày 15 tháng 02 1883 giúp Rivière. Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa khi biết tin liền gởi công điện cấp sang Sài Gòn ngày 10 tháng 11, 1882, cách chức Le Myre de Villers vì cho là đương sự vượt quá quyền hạn; Charles Thomson được phái sang, nhậm chức ngày 12 tháng 01 1883 để tìm cách giải quyết xung đột nhưng tình hình ngày càng phức tạp.<ref>A.Delvaux; sách đã dẫn</ref>
Tại Pháp, Nội các chính phủ vẫn không nhất trí về chính sách thuộc địa; một phe muốn rút khỏi Bắc Kỳ. Phe kia đòi xúc tiến quyết liệt hơn. Vì bất đồng mà nội các Pháp trong vài tháng đã phải thay đổi nhân sự mấy lần; bộ trưởng Hải ngoại và Thuộc Địa Jauréguiberry phải rút lui nhường cho Charles Brun.
Dòng 40:
==Diễn biến==
[[Hình:Citadel of Nam Dinh.jpg|thumb|right|240px|Thành Nam Định, tháng 3 1883]]
Rivière thông báo cho Thống đốc Thomson biết rằng tổng đốc Nam Định đã tuyển mộ từ 10 đến 20 ngàn dân phu để xây đắp các chướng ngại vật trên các sông ngòi nhằm chặn đường thông thương và tiếp vận của quân Pháp từ ngoài cửa biển. Có thêm số quân vừa được Sài Gòn gởi ra Tăng viện, H.Rivière quyết định đánh chiếm thành Nam Định.
 
Ngày [[23 tháng 3]] năm [[1883]], Henri Rivière để Berthe de Villers cùng 400 quân ở lại Hà Nội để chỉ huy quân Pháp tiến tới Nam Định. Lực lượn của H.Rivière mang đi gồm có hơn 4 đại đội thủy quân đánh bộ, tuần thám hạm Pluvier, các pháo thuyền Fanfare, Hache, Yalagan, Carabine, Surprise, tàu nhỏ hơi nước Hải Phòng, các tàu chuyển vận loại nhỏ Kiang Nam, Tonkin, Whampoa và 4 ghe mành. Ngày 25, đoàn thuyền chiến của H.Rivière tới trước thành Nam Định. Sau khi cho binh sĩ đổ bộ, H.Rivière gởi tối hậu thư buộc tổng đốc Nam Định giao nộp thành. Một lần nữa kịch bản chiếm thành Hà Nội được lặp lại khi tổng đốc Nam Định không tới gặp Rivière theo thư yêu cầu và lập tức quân Pháp tổ chức đánh thành Nam Định. Ngày 26 tháng 03 quân Pháp kết thúc cuộc tuần thám quanh thành. Tới 7 giờ sáng, tàu chiến của Pháp từ sông Vị Hoàng bắt đầu bắn đạn đại bác vào thành và vào lúc 11 giờ, quân Pháp xung phong đoạt thành.
 
Thành Nam Định được phòng thủ bởi 6.200 binh lính Việt, do Tổng đốc Võ Trọng Bình, Bố chánh Đồng Sĩ Vịnh thúc quân trong thành chống trả. Khoảng 600 quân Thanh được điều từ thành Bắc Ninh, do một tướng Cờ đen chỉ huy, đóng giả quân Cờ đen cũng chiến đấu cùng quân triều đình. Đề đốc Lê Văn Điếm, Án sát Hồ Bá Ôn kéo quân từ trong thành xong ra ngoài đánh chận Lê văn Điếm tử trận, Hồ Bá Ôn bị thương nặng về sau không chữa được rồi cũng chết, quân Pháp tràn vào thành; quân triều đình bỏ chạy khắp nơi. Phía quân Pháp có 3 binh sĩ bị thương và một sĩ quan là trung tá Carreau bị thương nặng và chết sáu tuần lễ sau đó. Phía quân binh triều đình giữ thành có 200 binh sĩ bị loại trừ ra khỏi vòng chiến. Sự kiện này đã khiến chính phủ Pháp lo lắng và một lần nữa ra lệnh cho quân Pháp chỉ được can thiệp khi thực sự cần thiết. Quyết định của chính phủ Pháp chứng tỏ người Pháp vẫn đang lưỡng lự trước việc mở một cuộc chiến tranh toàn diện ở Đại Nam.<ref name=Antonini272>Antonini, Paul, tr. 272</ref>
 
Trong lúc Rivière ở Nam Định thì tại Hà Nội, lực lượng của de Villers bị 4.000 quân tấn công trong đêm ngày 26 và 27 tháng 3.<ref name=Antonini272/> Tuy quân Pháp ở Hà Nội đẩy lui được hai cuộc tấn công buổi đêm này nhưng tình hình nghiêm trọng vẫn buộc Rivière phải trở về Hà Nội ngày [[2 tháng 4]] đồng thời đề nghị đô đốc Mayer, chỉ huy hải quân Pháp ở Trung Quốc, đưa quân ứng cứu.<ref name=Antonini273>Antonini, Paul, tr. 273</ref>