Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận thành Hà Nội (1882)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tài liệu tham khảo: AlphamaEditor, thêm thể loại, Excuted time: 00:00:11.3607720
n clean up, replaced: → (9) using AWB
Dòng 4:
|image=[[Tập tin:CitadelleHanoi2.jpg|300px]]
|caption= Quân Pháp đánh thành Hà Nội
|date=25 tháng 4 năm 1882
|place=[[Hà Nội]]
|casus=
Dòng 19:
|notes=
}}
'''Trận thành Hà Nội 1882''' hay còn gọi là '''trận Hà Nội lần thứ hai''' là một phần của cuộc [[chiến tranh Pháp Việt (1858-1884)]] diễn ra ngày 25 tháng 4 năm 1882. Đây là trận đánh giữa quân Pháp dưới quyền chỉ huy của [[Henri Rivière]] đánh thành Hà Nội, với lực lượng quân Nam do Tổng Đốc Hoàng Diệu chỉ huy. Kết quả thành Hà Nội thất thủ nhanh chóng chỉ sau vài giờ nổ súng, Tổng đốc [[Hoàng Diệu]] tự vẫn.
__TOC__
==Bối cảnh==
Dòng 28:
Đầu năm 1882, lấy cớ Việt Nam không tôn trọng hiệp ước năm 1873 mà lại đi giao thiệp với [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], dung túng [[quân Cờ Đen]] (một nhánh quân của [[Thái Bình Thiên Quốc]]) ngăn trở việc giao thông trên [[sông Hồng]] của người Pháp, Đại tá [[Henri Rivière]] của Hải quân Pháp cho tàu chiến cùng hơn 400 quân đóng trại tại Đồn Thủy (khu nhượng địa của Pháp từ năm 1873, trên bờ Nam sông Hồng, cách thành Hà Nội 5 km, tại vị trí bệnh viện Việt Xô ngày nay) nhằm uy hiếp Hà Nội. Hoàng Diệu đã hạ lệnh giới nghiêm tại Hà Nội và bố cáo các tỉnh xung quanh sẵn sàng tác chiến, đồng thời yêu cầu viện binh từ triều đình Huế. Tuy nhiên, vua Tự Đức đã hạ chiếu quở trách Hoàng Diệu đã đem binh dọa giặc và chế ngự sai đường. Nhưng Hoàng Diệu đã quyết tâm sống chết với thành Hà Nội. Ông cùng với Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chính Phan Văn Tuyển, Án sát Tôn Thức Bá và Lãnh binh Lê Trực uống rượu hòa máu tỏ quyết tâm sống chết với Hà thành.
 
Lực lượng phòng thủ tại Hà Nội, theo bá tước De Kergaradec, lãnh sự đầu tiên của Pháp tại Hà nội từ năm 1875, trong báo cáo về các lực lượng An nam Bắc Kỳ năm 1880, cho biết<ref>Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung hoa- 1847 - 1885, Yoshiharu Tsuboï</ref>: quân đội Việt nam ứng trực tại Bắc kì không chia ra kị binh hay pháo binh, mà chỉ gồm toàn bộ binh. Quân An Nam tại Bắc Kỳ được chia làm hai loại
a) Binh lính từ Kinh đô Huế, được coi là ưu tú nhất nước. Hai tiểu đoàn được đặt dưới quyền của Hoàng kế Viêm đóng trong tỉnh Sơn tây. Một nghìn năm trăm lính khác được phân cho các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội và Hải Dương. Lính từ kinh đô tới phục vụ Bắc Kỳ lên đến 2500 người
b) Lính của các tỉnh, trên giấy tờ có khoảng 60.000 quân; nhưng trên thực tế nhiều lắm chỉ có được một phần tư (15.000). Ngoài ra còn có 5000 lính lệ của phủ huyện, và 5000 lính phu trạm. Ngoài ra còn phải kể đến những lực lượng quân sự khác đồn trú tại Bắc Kỳ như quân Cờ đen có từ 1500 tới 1600 quân, dũng cảm và vũ trang tốt hơn quân chính quy An Nam.
Dòng 55:
==Diễn biến==
[[Tập tin:Bắc Môn, vết đại bác.JPG|nhỏ|320px|Vết đại bác trên cổng Bắc thành Hà Nội do pháo thuyền của Pháp bắn vào. Nguyên văn biển đá bằng tiếng Pháp: ''25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières "Surprise" et "Fanfare"''; nghĩa là ''Ngày 25/04/1882: Vết bắn phá thành của các pháo thuyền "Surprise" và "Fanfare"''.]]
Lực lượng Pháp dưới quyền Trung tá hạm trưởng Henri Rivière được rời Sài Gòn ngày 26 tháng 3 năm 1882 với 2 tàu chiến Drac và Parseval,<ref name=Antonini269>Antonini, Paul, tr. 269</ref> chở theo 2 đại đội thủy bộ binh do thiếu tá Chanu chỉ huy, một toán biệt phái xạ thủ An Nam, 5 tàu sà-lúp máy hơi nước, mỗi binh sĩ được trang bị 200 viên đạn. Trước khi lên đường, Henri Rivière được lệnh phải tuân thủ hiệp định đã ký và chỉ được dùng vũ lực trong trường hợp cần thiết,<ref name=Antonini269/> tuy nhiên người ta cũng hiểu rằng chỉ cần có phản ứng nhỏ của quan lại Việt Nam thì Rivière lập tức hành động.<ref name=Antonini270>Antonini, Paul, tr. 270</ref> Đại đội quân binh Pháp tới Hải Phòng ngày [[2 tháng 4]] rồi dùng tàu sà-lúp đưa quân đến Hà Nội ngày [[3 tháng 4]] năm 1882, rồi đóng quân ở Đồn Thủy hiện đang có 2 đại đội thủy bộ binh đóng giữ dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Berthe de Villers.<ref name=Antonini270/> Tổng số quân Pháp đóng ở ngoài thành Hà Nội lúc này là 600 bộ binh gồm 450 lính thủy quân lục chiến, 130 lính thủy và 20 lính bản xứ.<ref name=Rambaud424>Rambaud, Alfred, tr. 424</ref>
Được tin quân Pháp động binh, quan binh Bắc Kỳ lo phòng bị chống giữ. Henri Rivière không được tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu tiếp đón long trọng có ý không hài lòng và gợi sự ra bằng cách cho rằng các việc sửa soạn phòng bị của quan binh triều đình ở Bắc Kỳ là có tính cách thù địch và khiêu khích.<ref name=Antonini271>Antonini, Paul, tr. 271</ref>
Ngày 8 tháng 3 (âm lịch) năm Nhâm Ngọ tức [[25 tháng 4]] năm 1882, vào lúc 5 giờ sáng. H.Rivière gởi tối hậu thư đến Tổng đốc Hoàng Diệu hạn đến 8 giờ sáng thì trong thành phải giải giáp và các quan lại phải đến trình diện tại Đồn Thủy nếu không Rivière sẽ chiếm thành.<ref name=Antonini271/> Trước đó triều đình Huế đã phái ngay Tả thị lang bộ Hộ Nguyễn Thành Ý vào Sài Gòn biện bạch về những lý do khiến cho người Pháp phải động binh đồng thời cũng gởi khẩn thư lệnh cho quan binh Bắc Kỳ phải giữ nguyên trạng thành Hà Nội như đã có trước khi các đội quân của H. Rivière kéo đến nhưng khẩn thư nầy tới quá trễ. Quân quan nhà Nguyễn trong thành Hà Nội tổ chức chống cự đơn độc mà không có sự chi viện kịp thời của các cánh quân từ Sơn Tây ([[Hoàng Kế Viêm]], [[Lưu Vĩnh Phúc]]) và Bắc Ninh ([[Trương Quang Đản]]), mặc dù cánh quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Phủ Hoài (Dịch Vọng, Từ Liêm) cách Hà Nội không xa.
Đúng 8:15, các pháo thuyền Fanfare, Surprise, Massue và Carbine từ bờ sông Hồng bắn đại bác vào thành. Tới 10:45, quân Pháp đổ bộ tấn công vào thành. Vào lúc 11 giờ thì quân Pháp chiếm được thành. Thiếu tá Berthe des Villers và 3 binh sĩ Pháp bị thương. Trong thành Hà Nội, Hoàng Diệu cùng lãnh binh Hồ Văn Phong chỉ huy phòng thủ cửa Bắc, đề đốc Lê Văn Trinh giữ của Đông, lãnh binh [[Lê Trực]] giữ cửa Tây và lãnh binh Nguyễn Đình Đường giữ cửa Nam. Phía quân triều đình có 40 tử trận và chỉ có 20 bị thương, vì đa số đã binh lính đều bỏ thành chạy trốn>. Ở cửa Đông và cửa Nam, Lê Văn Trinh và Nguyễn Đình Đường sợ hãi bỏ trốn. Tổng đốc Hoàng Diệu cố gắng trống cự nhưng quân Pháp đã tràn vào thành, đành treo cổ tự vẫn dưới một cái cây trước [[Võ Miếu (Hà Nội)|Võ Miếu]] (Võ Miếu, sau bị phá hủy cùng thành Hà Nội, nằm tại góc tây nam thành ở vị trí đầu phố Chu Văn An trước mặt trụ sở Bộ Ngoại giao ngày nay).
 
==Hệ quả==
Sau khi chiếm được thành, Rivière cho đi tìm Tôn Thất Bá để giao lại thành, nhưng quân Pháp vẫn ở lại Hành cung, đóng giữ cửa đông và cửa bắc. Hai bên chính thức ký kết việc giao trả thành Hà-Nội vào ngày 29 tháng 4 năm 1882, có hiệu lực từ 01 tháng 05 năm 1882. Quân binh đồn trú của triều đình không được quá số 200 người và không được xây đắp thêm hào lũy hay đồn canh phòng thủ chung quanh thành <ref>P.Vial, trang 99</ref> Mặc dù trái lệnh ban đầu được giao về việc chỉ sử dụng vũ lực khi cần thiết, hành động của Rivière vẫn được thống đốc Nam Kỳ bao che và Rivière thậm chí còn được tặng thưởng huân chương về chiến tích này.<ref name=Antonini271/>
 
== Chú thích ==