Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài Loan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Vị thế chính trị: sửa lỗi ngày tháng ở chú thích, replaced: ngày 3 tháng 5 năm 2006 → ngày 3 tháng 5 năm 2006 (2)
→‎Hiện tại: Sửa câu cú
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
Dòng 179:
 
[[Tập tin:馬英九總統.JPG|nhỏ|upright|trái|[[Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc|Tổng thống]] [[Mã Anh Cửu]]|alt=An East Asian man in suit smiling to the crowd]]
Hệ thống chính trị Trung Hoa Dân Quốc không đi theo các mô hình truyền thống. Thủ tướng được Chính phủ lựa chọn mà không cần có sự đồng thuật từ nhánh Lập pháp, nhưng nhánh Lập pháp có thể thông qua luật mà cả Tổng thống và Thủ tướng đều không có quyền phủ quyết. Vì thế, Tổng thống và nhánh Lập pháp ít khi muốn đàm phán với nhau về việc làm luật nếu họ thuộc hai phe chính trị đối lập. Trên thực tế, kể từ khi vị Tổng thống thuộc [[Liên minh Phiếm Lục]] [[Trần Thủy Biển]] lên nắm quyền năm 2000 và việc Phiếm Lục tiếp tục nắm đa số tại Lập pháp viện, tiến trình lập pháp liên tục bị đình trệ, bởi hai bên đều không nhượng bộ. Một điểm đáng chú ý khác trong hệ thống chính trị Trung Hoa Dân Quốc; vì trước kia nước này nằm dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị ưu thế, quyền lực thực sự của hệ thống chuyển từ chức vụ này tới chức vụ khác, phụ thuộc vào việc vị lãnh đạo quốc gia khi ấy nắm chức gì. Di sản này khiến quyền hành pháp hiện tại tập trung chủ yếu trong văn phòng Tổng thống chứ không phải Thủ tướng.
 
Thuật ngữ "[[đảng cầm quyền]]" trước kia được gán cho [[Quốc Dân Đảng]], bởi đây là đảng [[độc tài]] từng kiểm soát mọi cơ quan chính phủ (đảng cầm quyền cũng có thể được áp dụng gọi đảng chiếm đa số trong hệ thống nghị viện). Người Xô viết, những người từng huấn luyện cho Tưởng Giới Thạch, Quốc Dân Đảng và những người Cộng sản, đã để lại một dấu ấn trong hoạt động của Quốc Dân Đảng, và một phong cách [[hệ thống đơn đảng|nhà nước độc đảng]] theo [[chủ nghĩa Lenin]], có ít khác biệt giữa chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, Quốc Dân Đảng và quân đội. Tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ "đảng cầm quyền" đã được sử dụng rõ ràng, riêng biệt tại Đài Loan và được dùng để gọi đảng đang nắm quyền Tổng thống. Điều này không hoàn toàn chính xác bởi Đài Loan không có một hệ thống nghị viện, theo đó nhánh hành pháp do cùng đảng hay liên minh nắm đa số trong nhánh lập pháp nắm giữ. Thuật ngữ này hiện được sử dụng bởi Thủ tướng do Tổng thống chỉ định, vì thế quyền hành pháp thường do đảng của Tổng thống chi phối.