Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Từ điển Việt–Bồ–La”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 80:
 
==Từ điển Việt-Bồ-La và chặng đường của chữ Quốc ngữ==
Từ điển Việt-Bồ-La là một thành quả lớn của [[quốc ngữ|chữ Quốc ngữ]]. Phải hơn một thế kỷ sau nữa, vào năm [[1783]] mới có một cuốn tự điển chữ Quốc ngữ thứ nhì. Cuốn này do [[Giám mục]] [[Pigneau de Behaine|Bá Đa Lộc]] soạn nhưng chưa kịp in. Bản thảo sau được giáo sĩ [[Jean-Louis Taberd]] dùng để soạn cuốn [[Từ điển Taberd|từ điển Việt–La/La–Việt]] in năm [[1838]] ở Serampore, [[Ấn Độ]], đưa chữ Quốc ngữ tiến thêm một bước dài.<ref name="W2584"/>
 
Mặc dù có chữ Quốc ngữ, việc truyền giáo của các giáo sĩ Tây phương tiếp tục dùng song hành [[chữ Nôm]] và [[latinh|tiếng Latinh]] trong các [[ấn phẩm]] của họ đạo trong thời gian 200 năm từ [[thế kỷ 17]] đến [[thế kỷ 19]]. Chỉ sau khi [[người Pháp]] mở rộng sự hiện diện của họ ở [[Việt Nam]] thì chữ Quốc ngữ mới đạt ưu thế làm văn tự chính thức trong [[Liên bang Đông Dương]].<ref>{{Chú thích sách|title=Vietnamese tradition on trial, 1920–1945|author=David G. Marr|first=David G|last=Marr|page=145|url=http://books.google.com/books?id=FkcZ_nGkW-oC&pg=PA145&dq=%22Dictionarium+Annamiticum+Lusitanum+et+Latinum%22&lr=}}</ref>