Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tuantintuc17 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 37:
Theo một dự báo được thực hiện đầu năm 2008 thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 28 thế giới với [[PPP]] đạt hơn 850 tỉ USD, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng vào top 20 trong các nền kinh tế lớn trên thế giới có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi và sẽ đạt 70% quy mô của nền [[kinh tế Anh|kinh tế Vương quốc Anh]] vào năm 2050.<ref>[http://www.pwc.com/vn/en/releases2008/vietnam-may-be-fastest-growing-emerging-economy.jhtml Vietnam may be fastest growing of emerging economies] Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013</ref>. Tuy nhiên kinh tế tăng trưởng chậm lại trong hai giai đoạn sau năm 1997 (năm 1998 chỉ tăng 5,76% và năm 1999 tăng 4,77%) và từ 2008 và nhất là từ năm 2011 (năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng có 5,25% và 2013 ước tăng 5,42%), thấp hơn 5 nước khác trong khu vực [[Đông Nam Á]] và thấp hơn mức bình quân khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương (theo World Bank năm 2013 Việt Nam tăng 5,3% trong khi toàn khu vực là 7,2%)<ref>[http://data.worldbank.org/country/vietnam Vietnam | Data] Dữ liệu Việt Nam</ref>.
 
Năm 2014, kinh tế tăng trưởng 5,98% (số liệu Nhà nước Việt Nam), là năm đầu tiên vượt mức do Quốc hội khóa XIII đề ra nhưng thấp hơn đề ra trong [[Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 (Việt Nam)|Kế hoạch 5 năm]] của Quốc hội khóa XIII, trong khi thấp hơn một số nước xung quanh (theo số liệu của ADB) như Lào (7,4%, theo thông tấn xã Lào GDP bình quân đầu người 1217 USD năm 2011 lên 1692 USD năm 2014 và dự kiến năm 2015 lên đến 1890 USD, với đà tăng trưởng trung bình 7,1% mỗi năm kế hoạch 2011-2015, tỷ lệ hộ nghèo của người dân trên cả nước đã giảm từ 33% năm 2003 xuống 16% năm 2013), Campuchia (7%, thông tấn xã Campuchia xác nhận tăng 7%, trong đó công nghiệp tăng là 9,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,5% và tăng trưởng nông nghiệp là 2,6%, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống dưới 18%, ngành du lịch năm 2014, tăng 19,34% so với năm 2013), Trung Quốc (7,4%), Ấn Độ (7,4%), Myanmar (7,7%), và với đà tăng như vậy, không đạt được chỉ tiêu chung cho kế hoạch 5 năm là tăng 6,5%-7%/năm. Năm 2015 tăng trưởng GDP đạt 6,2768% (số liệu Nhà nước), trong khi các nước láng giềng Trung Quốc là 6,959%, Lào 7,5% (năm tài chính 2014-2015GDP2015 GDP tăng trưởng 7,9%, với thu nhập bình quân đầu người tăng lên đến 1.970 USD, kế hoạch tăng trưởng trung bình 7,5% mỗi năm giai đoạn 2016-2020, GDP bình quân đầu người 2,450 USD năm 2020, số liệu khác phấn đấu 3.190 USD vào năm 2020), Campuchia 6,9% (số liệu khác 7%, kế hoạch tăng 7% năm 2016).
 
Theo [[The World Factbook]], kinh tế Việt Nam năm 2014 tăng 5,5%, mức tăng đứng thứ 7 trong Đông Nam Á. Tính tổng quan trong 10 năm (đến 2015), GDP bình quân đầu người tăng khoảng 3,5 lần xếp thứ hạng tăng 16 trên thế giới (chỉ sau [[Myanmar]] tăng 14 lần, [[Timor-Leste]] tăng 8,9 lần, [[Ma Cao]] tăng 6,2 lần, [[Mông Cổ]] tăng 5,7 lần, [[Trung Quốc]] và [[Uzbekistan]] tăng 4,8 lần, [[Azerbaijan]] và [[Ethiopia]] 4,5 lần, [[Tuvalu]] 4,4 lần, [[Nigeria]] 4,1 lần, [[Cộng hòa Dân chủ Congo]] 4,0 lần, [[Lào]], [[Guyana]] và [[São Tomé và Príncipe]] 3,9 lần, [[Paraguay]] 3,7 lần, bằng [[Montenegro]], [[Papua New Guinea]], [[Maldives]], trên một số nước gần sát như [[Uruguay]], [[Sri Lanka]], [[Suriname]], [[Solomon]] tăng khoảng 3,4 lần).
 
Xét trên tổng quy mô kinh tế, thì Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về tăng GDP bình quân đầu người trong 10 năm qua. Các số liệu GDP bình quân đầu người không phản ánh hoàn toàn chính xác mức sống của người dân, do các số liệu GDP thường chênh lệch với GNP, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, lợi nhuận được tính vào GDP của nước này có thể được tính vào GNP của nước khác, và các nguyên nhân khác.
 
Tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 chỉ 5,91%/năm (số liệu nhà nước), thấp hơn, không đạt mục tiêu đề ra tại Đại hội XI của Đảng là tăng từ 7% đến 7,5%. Nghị quyết của Đại hội XII năm 2016 đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế kế hoạch 5 năm 2016-2021 là 6,5% đến 7%.
 
Xét về mặt kinh tế, [[Việt Nam]] là quốc gia thành viên của [[Liên Hiệp Quốc]], [[Tổ chức Thương mại Thế giới]], Quỹ Tiền tệ Quốc tế, [[Nhóm Ngân hàng Thế giới]], [[Ngân hàng Phát triển châu Á|Ngân hàng Phát triển Châu Á]], [[Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương]], [[Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á|ASEAN]]. [[Việt Nam]] tham gia các [[hiệp định thương mại tự do]] đa phương với các nước ASEAN, [[Hàn Quốc]], [[Nhật Bản]], [[Trung Quốc]]. [[Việt Nam]] cũng đã ký với Nhật Bản một [[Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản|hiệp định đối tác kinh tế song phương]].