Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tuantintuc17 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Tuantintuc17 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 41:
Theo [[The World Factbook]], kinh tế Việt Nam năm 2014 tăng 5,5%, mức tăng đứng thứ 7 trong Đông Nam Á. Tính tổng quan trong 10 năm (đến 2015), GDP bình quân đầu người tăng khoảng 3,5 lần xếp thứ hạng tăng 16 trên thế giới (chỉ sau [[Myanmar]] tăng 14 lần, [[Timor-Leste]] tăng 8,9 lần, [[Ma Cao]] tăng 6,2 lần, [[Mông Cổ]] tăng 5,7 lần, [[Trung Quốc]] và [[Uzbekistan]] tăng 4,8 lần, [[Azerbaijan]] và [[Ethiopia]] 4,5 lần, [[Tuvalu]] 4,4 lần, [[Nigeria]] 4,1 lần, [[Cộng hòa Dân chủ Congo]] 4,0 lần, [[Lào]], [[Guyana]] và [[São Tomé và Príncipe]] 3,9 lần, [[Paraguay]] 3,7 lần, bằng [[Montenegro]], [[Papua New Guinea]], [[Maldives]], trên một số nước gần sát như [[Uruguay]], [[Sri Lanka]], [[Suriname]], [[Solomon]] tăng khoảng 3,4 lần).
 
Xét trên tổng quy mô kinh tế, thì Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc về tăng GDP bình quân đầu người trong 10 năm qua. Các số liệu GDP bình quân đầu người không phản ánh hoàn toàn chính xác mức sống của người dân, do các số liệu GDP thường chênh lệch với GNP, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, lợi nhuận được tính vào GDP của nước này có thể được tính vào GNP của nước khác, và các nguyên nhân khác. Cụ thể theo thống kê của WB, thì GDP năm 2014 là 186,2 tỷ USD, trong khi GNI là 172,9 tỷ USD nghĩa là tiền của người Việt Nam kiếm được ở nước ngoài ít hơn tiền của người nước ngoài kiếm được ở Việt Nam, cũng có nghĩa là phần tiền kiếm được ở VN (GDP) nhưng người nước ngoài tiêu hộ cao hơn ở chiều ngược lại. Ví dụ, một công ty của Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, thì tất cả lợi nhuận (giá trị thặng dư), khấu hao tài sản và thu nhập của người Trung Quốc lao động tại công ty đó tính vào GNI của Trung Quốc, chỉ có tiền thu được từ thuế, bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước (thu nhập từ sở hữu, ví dụ quyền khai thác khoáng sản phục vụ cho quá trình sản xuất, cho thuê đất đai,...), tiền trả cho người lao động Việt Nam tại công ty đó được tính vào GNI của Việt Nam, cho dù tất cả các khoản này đều được tính vào GDP của Việt Nam. Ở đây không kể các khoản thu của nhà nước có thể có từ công ty đó như tiền thu phí vận chuyển hàng hóa (qua cầu, đường,...), phạt vi phạm luật bảo vệ môi trường, vi phạm luật về tiền lương tối thiểu hay an toàn lao động, vi phạm luật giao thông khi vận chuyển hàng hóa, vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng, tiền án phí nếu xảy ra kiện tụng.v.v và cũng không tính các khoản "bôi trơn" (ngoài luật) có thể có mà doanh nghiệp phải trả cho công chức nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người của người lao động Việt Nam củatại công ty đó (một phần để tính thu nhập bình quân đầu người dân cả nước) là trừ đi các khoản do nhà nước và doanh nghiệp nắm giữ nhưng có thể có thêm các khoản thu khác ngoài lao động không được cộng vào GDP và tính GDP bình quân đầu người (ví dụ nhà nước thu thuế thu nhập của người lao động nhưng lại chi phúc lợi, ví dụ tiền trợ cấp hộ nghèo,..., những cái này không làm tăng thêm GDP mà chỉ là tiền chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các nước XHCN trước đây thường có một hệ thống tính GNP rất khác với các nước tư bản, và do đó quy so sánh GNP các nước tư bản với các nước XHCN trước đây thường không chính xác, và các nước XHCN trước đây cũng hay đo kinh tế theo GNP hơn là GDP.
 
Tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015 chỉ 5,91%/năm (số liệu nhà nước), thấp hơn, không đạt mục tiêu đề ra tại Đại hội XI của Đảng là tăng từ 7% đến 7,5%. Nghị quyết của Đại hội XII năm 2016 đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế kế hoạch 5 năm 2016-2021 là 6,5% đến 7%.