Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2016/Tuần 5”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
dài quá
Dòng 4:
| [[Tập tin:Red Giant Earth.jpg|phải|120px|alt=Minh họa dựa trên phỏng đoán về một Trái Đất bị thiêu rụi sau khi Mặt Trời trở thành sao khổng lồ đỏ trong 7 tỉ năm tới.]]
}}
'''[[Tương lai của Trái Đất]]''' về mặt sinh học và địa chất có thể được ngoại suy dựa trên việc ước lượng những tác động trong dài hạn của một số yếu tố, bao gồm thành phần hóa học của bề mặt Trái Đất, tốc độ nguội đi ở bên trong của nó, những tương tác trọng lực với các vật thể khác trong [[hệ Mặt Trời]], và sự tăng dần lên trong [[độ sáng của Mặt Trời]]. Nhân tố bất định trong phép ngoại suy này là ảnh hưởng liên tục của những công nghệ mà loài người phát minh ra, chẳng hạn như kỹ thuật khí hậu, có khả năng gây ra những thay đổi lớn tới Trái Đất. [[Tuyệt chủng Holocen|Sự kiện tuyệt chủng Holocen]] đang diễn ra là hậu quả của công nghệ và những tác động của nó có thể kéo dài tới năm triệu năm. Từ đó, công nghệ có khả năng sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của loài người, để hành tinh quay trở lại nhịp độ tiến hóa chậm hơn chỉ nhờ vào những quá trình tự nhiên diễn ra một cách lâu dài. Giữa những khoảng thời gian dài tới hàng trăm triệu năm, các sự kiện vũ trụ ngẫu nhiên có khả năng đe dọa tới [[sinh quyển]] của Trái Đất trên quy mô toàn cầu và thậm chí gây [[tuyệt chủng hàng loạt]]. Chúng bao gồm những sự va chạm với [[sao chổi]] hoặc [[tiểu hành tinh]] có bán kính từ {{convert|5|–|10|km|mi|abbr=on}} trở lên, và một vụ nổ [[siêu tân tinh]] xảy ta trong vòng bán kính 100 [[năm ánh sáng]] tính từ Mặt Trời, được gọi là siêu tân tinh gần Trái Đất. {{xem tiếp|Tương lai của Trái Đất}}
 
Giữa những khoảng thời gian dài tới hàng trăm triệu năm, các sự kiện vũ trụ ngẫu nhiên có khả năng đe dọa tới [[sinh quyển]] của Trái Đất trên quy mô toàn cầu và thậm chí gây [[tuyệt chủng hàng loạt]]. Chúng bao gồm những sự va chạm với [[sao chổi]] hoặc [[tiểu hành tinh]] có bán kính từ {{convert|5|–|10|km|mi|abbr=on}} trở lên, và một vụ nổ [[siêu tân tinh]] xảy ta trong vòng bán kính 100 [[năm ánh sáng]] tính từ Mặt Trời, được gọi là siêu tân tinh gần Trái Đất. Các sự kiện địa chất quy mô lớn khác thì dễ dự đoán hơn. Nếu bỏ qua tác động lâu dài của sự [[ấm lên toàn cầu]], [[Chu kỳ Milankovitch|học thuyết Milankovitch]] dự đoán rằng Trái Đất sẽ tiếp tục trải qua các [[thời kỳ băng hà]] ít nhất là cho đến khi [[Thời kỳ băng hà#Kỷ băng hà Đệ tứ|kỷ băng hà Đệ tứ]] kết thúc. Điều này là kết quả của [[độ lệch tâm quỹ đạo]], [[độ nghiêng trục quay]] và [[tiến động]] của quỹ đạo Trái Đất. Trong chu kỳ siêu lục địa đang tiếp diễn, hoạt động kiến tạo mảng có khả năng sẽ tạo nên một siêu lục địa sau 250–350 triệu năm. Trong khoảng 1,5–4,5 tỉ năm tới, độ nghiêng trục quay của Trái Đất có thể sẽ bắt đầu thay đổi một cách hỗn loạn với độ chênh lệch lên tới 90° so với hiện tại. {{xem tiếp|Tương lai của Trái Đất}}