Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Romanos I Lekapenos”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 48:
Ngày [[25 tháng 3]] năm [[919]], nắm giữ vai trò chỉ huy trưởng hạm đội, Lekapenos đã đánh chiếm [[Cung điện Boukoleon]] và kiểm soát toàn bộ chính quyền. Lúc đầu, ông được phong là ''[[magistros]]'' và ''[[megas hetaireiarches]]'', nhưng đã nhanh chóng củng cố địa vị của mình: vào tháng 4 năm 919 ông đem con gái mình là [[Helena Lekapenos|Helena]] gả cho Konstantinos VII, và Lekapenos nhận tước hiệu mới ''[[basileopator]]''; vào ngày 24 tháng 9 ông được phong làm ''[[Caesar]]''; tới ngày 17 tháng 12 năm 919 Romanos Lekapenos đã lên ngôi hoàng đế lớn.{{sfn|Runciman|1988|pp=59–62}}
 
Trong những năm tiếp theo Romanos đã làm lễ đăng quang cho mấy người con làm đồng hoàng đế, [[Christophoros Lekapenos|Christophoros]] năm [[921]], [[Stephenos Lekapenos|Stephenos]] và [[Konstantinos Lekapenos|Konstantinos]] vào năm [[924]], dù trong thời gian này, Konstantinos VII được coi là có thứ bậc trên hết chỉ sau Romanos. Đáng chú ý là khi ông bỏ mặc không đả động gì đến Konstantinos, thì người đời gọi ông là "kẻ tiếm vị danh giá". Romanos củng cố vị trí của mình bằng cách gả mấy cô con gái của mình cho các thành viên của những danh gia vọng tộc Argyros và Mouseles, bằng cách cất nhắc vị thượng phụ bị phế truất [[Nicholas Mystikos]], và bằng cách đặt dấu chấm hết cho cuộc xung đột với [[Giáo hoàng]] qua bốn cuộc hôn nhân của Hoàng đế Leon VI. Ngay khi vừa lên ngôi, Romanos đã chứng kiến một số âm mưu lật đổ ông, dẫn đến việc bãi miễn liên tiếp mấy chức quan ''[[paradynasteuontes]]'' đầu tiên là [[JohnIoannes Rhaiktoros]] và [[JohnIoannes Mystikos]]. Từ năm [[925]] và cho đến khi kết thúc triều đại, chức vụ này đã bị quan thị vệ Theophanes chiếm lấy.
 
==Triều đại==
Dòng 59:
===Chinh chiến phía Đông===
[[Tập tin:Byzantines repel the Russian attack of 941.jpg|thumb|right|250px|Hạm đội hải quân Đông La Mã dưới quyền Theophanes đẩy lui một cuộc tấn công của người Rus vào năm 941. Bức tiểu họa lấy từ quyển ''[[Madrid Skylitzes]]''.]]
Romanos đã bổ nhiệm viên tướng lỗi lạc [[JohnIoannes Kourkouas]] chỉ huy đạo quân (''[[domestikos ton scholon]]'') ở phía Đông. JohnIoannes Kourkouas dẹp tan một cuộc nổi loạn tại thema [[Chaldia]] và can thiệp vào Armenia trong năm 924. Từ năm 926 Kourkouas tung lực lượng tràn qua biên giới phía đông thảo phạt vương triều [[Nhà Abbas|Abbas]] và chư hầu của họ, và đã giành được một chiến thắng quan trọng tại Melitene vào năm [[934]]. Việc đánh chiếm thành phố này thường được xem là sự phục hồi lãnh thổ Đông La Mã chính yếu đầu tiên khỏi tay người Hồi giáo.
 
Năm [[941]], trong khi hầu hết đội quân dưới quyền Kourkouas đang mải mê chinh chiến ở phía Đông, một hạm đội 15 tàu cũ dưới quyền ''[[protovestiarios]]'' [[Theophanes]] phải bảo vệ Constantinopolis để ngăn ngừa một cuộc đột kích của [[Rus Kiev|Kiev]]. Những kẻ xâm lược [[Chiến tranh Rus–Đông La Mã (941)|bị đánh bại]] trên biển nhờ quân Đông La Mã sử dụng [[ngọn lửa Hy Lạp]] và một lần nữa trên đất liền, khi họ đổ bộ lên xứ [[Bithynia]], bởi đội quân trở về dưới sự chỉ huy của Kourkouas. Năm 944 Romanos [[Hiệp ước Rus–Đông La Mã (945)|ký một hiệp ước]] với Vương công [[Igor I của Kiev|Igor của Kiev]]. Cuộc khủng hoảng này dần trôi qua, Kourkouas được tự do trở về biên giới phía Đông.
 
Năm [[943]] Kourkouas đưa quân xâm chiếm miền bắc [[Lưỡng Hà]] và bao vây thành phố quan trọng [[Edessa]] vào năm [[944]]. Cái giá cho sự rút quân là Kourkouas đã thu về một trong những di vật được đánh giá cao nhất của Byzantium, ''[[mandylion]]'', tấm vải thánh được cho là do [[Chúa Giêsu]] gửi tặng vua [[Abgar V xứ Edessa]]. JohnIoannes Kourkouas dù được một số người đương thời xưng tụng như "một [[Trajanus]] hoặc [[Belisarius]] thứ hai", vẫn bị hoàng đế bãi chức vì để mất [[Lekapenoi]] vào năm [[945]]. Tuy vậy, các chiến dịch của ông ở phía Đông đã mở đường cho các cuộc tái chinh phục thậm chí còn ấn tượng hơn ở giữa và nửa sau của thế kỷ 10.
 
===Chính sách đối nội===