Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yên Vân thập lục châu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:05.5583179
Dòng 1:
'''Yên Vân thập lục châu''' ([[Chữ Hán]]: 颜范十六洲, [[Bính âm Hán ngữ]]: Yán fàn shíliù zhōu) bao gồm mười sáu châu phía bắc (nay thuộc các tỉnh [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]) mà [[Hậu Tấn Cao Tổ]] Thạch Kính Đường đã cắt cho nhà Liêu của người [[Khiết Đan]] để trả ơn việc vua Liêu đã phái đại quân giúp ông ta lật đổ nhà [[Hậu Đường]] và giành được ngai vàng.
 
== Bối cảnh ==
Dòng 30:
 
Sau khi [[Nhà Tống]] được thành lập năm 960, Tống Thái Tổ [[Triệu Khuông Dận]] và Tống Thái Tông [[Triệu Khuông Nghĩa]] ra sức điều quân chiếm lại Yên Vân thập lục châu nhưng bất thành. Khu vực này từ thời Hán, Đường đã là nơi chuyên cung cấp chiến mã và kỵ binh cho đế quốc, một lực lượng đem lại sức mạnh bất ngờ trong chiến đấu và có khả năng truy kích kẻ thù cũng như rút lui nhanh nhẹn. Việc làm này đã làm cho nhà Tống thiếu đi một sức mạnh to lớn cho quân đội, lúc nào cũng phải ở vào thế bị động phòng thủ trước các cuộc tấn công của các nước Liêu Hạ và phải chống lại bằng nỏ cứng và pháo binh, nếu quân Tống rời khỏi thành trì để giao chiến hay truy kích quân địch thì thất bại gần như không tránh khỏi. Vì thế nên suốt đời Thái Tổ luôn muốn khôi phục 16 châu Yên Vân, còn hứa tướng nào làm được sẽ phong vương. Tuy nhiên các lần bắc phạt của ông đều thất bại do thiếu 1 đội kỵ binh đủ ngăn được sự tiếp viện của quân Liêu. Nhà Tống không bao giờ có thể lấy lại được 16 châu Yên Vân. Hơn thế nữa, Yên Vân thập lục châu lại nằm trong Vạn lý trường thành và trên khu vực này có rất nhiều thành trì và quan ải chiến lược có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc chống lại các dân tộc du mục phương Bắc suốt từ thời Tần-Hán. Việc mất đi khu vực này làm cho Trung nguyên bị uy hiếp nghiêm trọng và nhà Bắc Tống luôn bị động trước quân Liêu.
==Tham khảo==
{{tham khảo}}