Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhảy dây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Lịch sử: clean up, replaced: {{Commonscat → {{thể loại Commons using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
 
==Lịch sử==
Nhảy dây có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc. Nhảy dây vốn là loại trò chơi dân gian, sau đó phát triển thành môn thể thao thi đấu. Xét về lượng vận động, nhảy dây liên tục trong 10 phút, tương đương với chạy chậm 30 phút hoặc nhảy khiêu vũ thể thao 20 phút, có thể coi đây là cách luyện tập mất ít thời gian, nhưng tiêu hao nhiều năng lượng. Nhảy dây không những có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ tim, tăng dung tích sống của phổi, mà còn thúc đẩy quá trình dậy thì của thanh thiếu niên, phát triển trí óc, có lợi cho tăng cường sức khoẻ.
 
Nếu nhảy dây vào buổi sáng, có thể khiến đầu óc tỉnh táo, tràn đầy sinh lực; Nếu nhảy dây vào buổi tối, sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Nhảy dây còn có tác dụng giảm béo, theo nghiên cứu, người béo nhảy dây trước bữa ăn có thể giảm nhu cầu ăn.
{{thể loại Commons|Jump ropes}}
 
Nếu kiên trì tập luyện nhảy dây trong thời gian dài, không những có thể tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật của bạn, mà còn có thể rèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng. Ví dụ: những người về hưu hay đồng nghiệp trong cơ quan có thể thường xuyên tổ chức nhảy dây tập thể, vừa có thể động viên lẫn nhau, lại giúp tăng thêm hứng thú đối với việc tập luyện. Trong giao lưu tình cảm, nhảy dây cũng giúp rèn luyện ý chí ngoan cường và tinh thần phấn đấu vươn lên của con người. Đặc biệt là đối với thanh niên đang tham gia công tác, sẽ có thể lĩnh hội thêm về tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau của đồng đội.
 
Có một số người do điều kiện và thời gian không cho phép, nên không thể thường xuyên nhảy dây, vậy thì bạn có thể nhảy nhẹ nhàng ngay tại chỗ để đạt được mục tiêu tự rèn luyện. Điều cần chú ý là khi nhảy, phải để gan bàn chân tiếp đất trước, không nên để gót chân hay cả bàn chân tiếp đất, để tránh gây tổn thương cho chân.
 
Thời gian nhảy dây ngắn hay dài tùy theo sức khoẻ mỗi người. Nếu nhảy dây với tốc độ nhanh liên tục, tốt nhất là không nên quá 10 phút, nếu không sẽ tăng gánh nặng cho tim. Nếu vừa nhảy vừa nghỉ thì khoảng 30 phút là tốt nhất. Lượng vận động cụ thể phải căn cứ vào thể lực của từng người, đừng ép mình phải theo một tiêu chuẩn nào.{{thể loại Commons|Jump ropes}}
 
==Tham khảo==