Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Miến lươn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Xem thêm: clean up, replaced: {{sơ khai}} → {{Sơ khai Việt Nam}} using AWB
Dat Em (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
* Miến: tốt nhất là sử dụng miến tàu làm bằng đậu xanh, sợi giòn mà không nát.<ref name="amthucnghean"/>
* Lươn: có thể dùng thịt lươn tươi. Lươn được tuốt hết nhớt, sơ chế bằng cách đập dập, lọc xương ninh nước dùng còn thịt lươn xào săn.
* Rau, gia vị: [[giá đỗ]], [[mộc nhĩ]], [[hành hoa]], [[rau răm]], [[hồ tiêu|hạt tiêu]], [[sa tế|ớt chưng]], [[giấm|dấm]] v.v..
 
==Phương thức chế biến==
Miến lươn được nấu từ [[miến]] với [[lươn|thịt lươn]], và trong thực tế thường có hai dạng: dạng miến lươn khô được chế biến bằng phương thức đem [[mỡ]] cho vào chảo nóng đun rồi cho [[hành khô]] vào phi thơm. Bỏ thịt lươn xào rồi cho [[mộc nhĩ]] vào xào cùng. Đem miến xào săn hoặc chần cho mềm trong vài phút rồi bắc ra, trộn với lươn đã xào đều và bày ra đĩa cùng với rau [[rau răm]], [[hành]] thái thật nhỏ, ăn kèm với ớt chưng.
 
Dạng miến lươn nước nấu nước dùng là nước xương [[lươn]], có [[muối]], [[gừng]] đập dập cho vào, đun sôi lâu, hớt bọt cho nước trong và ngọt. Miến rửa sạch chần mềm trong nước dùng cho thấm đậm hương vị, cho vào bát, thường là [[bát chiết yêu]] loại nhỏ,<ref name="amthucnghean"/> đặt thịt lươn lên trên cùng với hành răm thái thật nhỏ và chan nước dùng vừa đủ xâm xấp bề mặt để miến không trương nở quá.
 
Hiện nay tại [[Hà Nội]] nhiều nhà hàng dùng thịt lươn khô, tẩm bột chiên giòn. Món miến lươn nước cũng thường được kết hợp với [[giá đỗ]]<ref name="amthucnghean"/> và hành khô phi thơm.