Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư tưởng Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Ảnh hưởng của Nho giáo: Sửa lỗi chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra từ Đại hội VII của Đảng. Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểm chính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo [[Chủ nghĩa Mác-Lênin]] trong điều kiện cụ thể của [[Việt Nam]] và coi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của [[Đảng Cộng Sản Việt Nam]] và của [[dân tộc Việt Nam]].<ref>Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7. NXB Sự thật. Hà Nội. 1991, trang 127</ref> Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy ''[[Chủ nghĩa Mác-Lênin]] và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam''.<ref>[http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30106&cn_id=443473 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2011]</ref><ref>[http://www.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/hochiminh/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=8 Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Trần Viết Dương, Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc]</ref> Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúc đẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.
 
Phần lớn các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh không phân tích các quan điểm của ông theo các thời kỳ lịch sử, không phân tích cụ thể các tác phẩm của ông theo chiều thời gian, ví như năm 1930 khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông cho rằng đấu tranh giải phóng dân tộc đi kèm đấu tranh giải phóng giai cấp, khi thành lập Việt Minh thì gác lại chủ trương đấu tranh giai cấp (tư tưởng này khá trùng lặp với đường lối của Nguyễn Văn Cừ khi làm Tổng bí thư đòi các quyền tự do dân chủ kể cả cho giai cấp tư sản và sau là đoàn kết toàn dân chống phát xít theo đường lối Quốc tế Cộng sản), đến giai đoạn năm 1945 khi tranh thủ ủng hộ của Đồng Minh cho độc lập, tuyên bố "giải tán đảng" ông tán dương dân chủ tư sản và đường lối giai đoạn sau năm 1951, cũng như khi thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ chính thức đưa vào Cương lĩnh của Đảng năm 1991, sau khi công cuộc Đổi mới phát động, chấp thuận phân hóa giai cấp, nhiều lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin không có tính khả thi trong cơ chế thị trường phải gác lại như đạo đức xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, làm theo năng lực hưởng theo lao động trên toàn xã hội.v.v. (chủ nghĩa cộng sản đặt ra mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ giai cấp, bóc lột, xóa bỏ giàu - nghèo, thực hiện bình quân tài sản, công hữu trên nền tảng dân chủ, xóa bỏ giáo điều tôn giáo được xem là mị dân, xóa bỏ nhà nước đi đến dân chủ trực tiếp và bình đẳng, xóa bỏ các đường biên giới quốc gia, đưa các dân tộc đến cùng một lợi ích, xóa bỏ bất bình đẳng giữa các dân tộc trên phạm vi thế giới...). Luận cương về các vấn đề dân tộc, thuộc địa của Lênin đã chỉ ra các dân tộc lạc hậu không thể nhanh chóng thành công với cách mạng xã hội chủ nghĩa và trong nền kinh tế thị trường, các giáo trình của Việt Nam thường khai thác tư tưởng Hồ Chí Minh theo chiều hướng này...
 
== Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh ==