Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vật lý vật chất ngưng tụ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 75:
Trạng thái kim loại có một ý nghĩa lịch sử quan trọng trong nghiên cứu tính chất của chất rắn.<ref name=ashcroft/mermin>{{chú thích sách|last=Ashcroft|first=Neil W.|last2=Mermin|first2=N. David|title=Solid state physics|year=1976|publisher=Harcourt College Publishers|isbn=978-0-03-049346-1}}</ref> Miêu tả lý thuyết đầu tiên về kim loại do [[Paul Drude]] đề xướng vào năm 1900 trong mô hình Drude, khi giải thích tính chất nhiệt và điện của kim loại bằng cách miêu tả nó như là một [[khí lý tưởng]] của những hạt [[electron]] vừa được phát hiện. Mô hình cổ điển này sau đó được [[Arnold Sommerfeld]] cải thiện khi ông kết hợp với các kết quả của thống kê Fermi–Dirac cho các electron và giải thích được những hành xử lạ thường của tính chất nhiệt dung riêng của kỉm loại nêu trong định luật Wiedemann–Franz.<ref name=ashcroft/mermin/> Năm 1913, thí nghiệm nhiễu xa [[tia X]] cho thấy các kim loại có cấu trúc dàn tinh thể tuần hoàn. Nhà vật lý Thụy Sĩ [[Felix Bloch]] đưa ra nghiệm hàm sóng từ [[phương trình Schrödinger]] với [[thế năng]] [[hàm tuần hoàn|tuần hoàn]], gọi là [[sóng Bloch]].<ref name=han-2010>{{chú thích sách|last=Han|first=Jung Hoon|title=Solid State Physics|year=2010|publisher=Sung Kyun Kwan University|url=http://manybody.skku.edu/Lecture%20notes/Solid%20State%20Physics.pdf}}</ref>
 
Tính toán cấu trúc điện tử trong kim loại bằng cách giải hàm sóng của hệ nhiều vật thường là một nhiệm vụ rất khó, và do vậy, các kỹ thuật xấp xỉ đã được phát minh ra để thu được những tiên đoán có ý nghĩa vật lý.<ref name=perdew-2010>{{cite journal|last=Perdew|first=John P.|coauthors=Ruzsinszky, Adrienn |title=Fourteen Easy Lessons in Density Functional Theory|journal=International Journal of Quantum Chemistry|year=2010|volume=110|pages=2801–2807|url=http://www.if.pwr.wroc.pl/~scharoch/Abinitio/14lessons.pdf|accessdate=ngày 07 tháng 2 năm 2016-02-07|doi=10.1002/qua.22829|issue=15}}</ref> [[Mô hình Thomas–Fermi|Lý thuyếtThomas–Fermi]], phát triển trong những năm 1920, được sử dụng để ước tính mức năng lượng của electron khi coi mật độ cục bộ của electron như là tham số biến phân. Sau đấy trong thập niên 1930, [[Douglas Hartree]], [[Vladimir Fock]] và [[John C. Slater|John Slater]] phát triển [[phương pháp Hartree–Fock|hàm sóng Hartree–Fock]] nhằm mở rộng mô hình Thomas–Fermi. Phương pháp Hartree–Fock tính đến thống kê trao đổi của hàm sóng cho từng hạt electron, nhưng ngoại trừ cho tương tác Coulomb giữa chúng. Cuối cùng vào năm 1964–65, [[Walter Kohn]], [[Pierre Hohenberg]] và [[Lu Jeu Sham]] phát triển [[lý thuyết phiếm hàm mật độ]] cho phép miêu tả gần với thực tại của tính chất bề mặt và khối tích của kim loại. Lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT) được ứng dụng rộng rãi từ thập niên 1970 đối với tính toán cấu trúc dải năng lượng của nhiều chất rắn khác nhau.<ref name=perdew-2010/>
 
===Phá vỡ đối xứng===