Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dennō Senshi Porigon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 36:
and Audio-Visual Sensory Perception"|trans_title=Báo cáo cuối của "Nhóm nghiên cứu về Phát sóng và Cảm quan Nghe-Nhìn"|date=tháng 6 năm 1998|publisher=[[Bộ Nội vụ và Truyền thông|Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản]]|accessdate = ngày 30 tháng 6 năm 2014 |language=en}}</ref> Kết quả khảo sát của [[Video Research]] cho thấy tỉ suất khán giả xem tập phim tính trong vùng [[Kantō]] (qua kênh [[TV Tokyo]]) là 16,5%, và ở vùng [[Kinki]] (qua kênh [[TV Osaka]]) là 10,4%.<ref name="Acta Paediatr Jpn"/> Ước tính lượng khán giả ở độ tuổi từ 4 đến 12 theo dõi tập phim ngày hôm đó là 3,45 triệu người.{{sfnm|Hayashi Hiroshi|1998|Allison|2010|2p=117}}
 
Vào phút thứ 20 của tập phim, Pikachu làm ngừng tên lửa vắc-xin bằng đòn 100.000 Vôn của nó, gây ra một vụ nổ lớn với nhiều ánh chớp xanh và đỏ.<ref name="csi"/> Mặc dù thứ ánh sáng này cũng từng xuất hiện trong một phần tương tự của tập phim, nhưng một kỹ xảo hoạt họa được sử dụng ngay thời điểm đó có tên là {{nihongo|"paka paka"|パカパカ}} khiến cho cảnh phim bị phóng đại đến mức dữ dội,<ref name="nyt18"/> với những [[đèn chớp|luồng chớp nhấp nháy]] cực sáng, có tần suất 12&nbsp;[[Hertz|Hz]] diễn ra trong khoảng bốn giây ở kích thước gần trọn màn hình, và sau đó là hai giây toàn màn hình.<ref name="willy"/> "Paka paka" đã từng được sử dụng nhiều trong các tập phim ''Pokémon'' trước đó, và thậm chí là trong một vài bộ anime truyền hình nổi tiếng khác như ''[[Voltron - Defender of the Universe|Voltron]]'', ''[[Sailor Moon|Thủy thủ Mặt Trăng]]'' và ''[[Speed Racer]]''.<ref name="South Med J"/>
 
Ngay lúc này, người xem đài đã bắt đầu cảm thấy mờ mắt, đau đầu, chóng mặt và [[buồn nôn]].<ref name="csi" /><ref name="reuters" /> Một số thậm chí co giật, [[khiếm thị|mù đột ngột]], nôn ra máu và mất hẳn ý thức.<ref name="csi"/><ref>{{cite book|url={{Google books|WLRDM6mbBmwC|page=44|plainurl=yes}}|first=Jim|last=Keith|authorlink=Jim Keith|title=Mass Control: Engineering Human Consciousness|trans_title=Kiểm soát hàng loạt: Kỹ thuật ý thức con người|chapter=Injecting Ideology|trans_chapter=Tiêm vào ý thức hệ|publisher=[[David Hatcher Childress|Adventures Unlimited Press]]|publication-place=[[Illinois]]|year=2003|edition=2|isbn=978-193-1-88221-7|page=44|language=en|accessdate=2016-02-04}}</ref> Báo cáo của Cục Phòng cháy chữa cháy Nhật Bản cho biết đã có tổng cộng 685 khán giả gồm 310 nam và 375 nữ, hầu hết là trẻ em, được đưa đến bệnh viện bằng [[xe cứu thương]]; cá biệt có một người đàn ông 58 tuổi.<ref name="csi" /><ref name="washington">{{chú thích web|first=Eric H.|last=Chudler|url=http://faculty.washington.edu/chudler/pokemon.html|title=Pokémon on the Brain|trans_title=Pokémon [tác động] trên Não|date=11 tháng 3 năm 2000|website=Neuroscience For Kids|publisher=[[Đại học Washington]]|location=[[Seattle]]|accessdate=ngày 21 tháng 11 năm 2008|language=en}}</ref><ref>{{cite web|author=Reuters|authorlink=Reuters|url=http://edition.cnn.com/WORLD/9712/17/japan.cartoon/|title=Cartoon-based illness mystifies Japan|trans_title=Bệnh thần kinh do phim hoạt hình ở Nhật Bản|date=17 tháng 12 năm 1997|website=CNN Interactive|publisher=[[CNN]]|accessdate=2016-02-06|language=en}}</ref> Dù nhiều nạn nhân đã hồi phục trên đường đến bệnh viện, vẫn có hơn 150 người phải vào nhập viện.<ref name="csi"/><ref name="washington"/> Hai trường hợp phải tiếp tục nằm điều trị trong bệnh viện suốt hai tuần.<ref name="washington" /> Một số người khác đã lên cơn co giật khi xem một phần của cảnh phim được phát lại trong chương trình tin tức tường thuật vụ việc nói trên vào lúc 21:00 cùng ngày.<ref name="reuters">{{chú thích web|author=Reuters|authorlink=Reuters|title=Japanese cartoon triggers seizures in hundreds of children|trans_title=Phim hoạt hình Nhật Bản gây nên cơn động kinh trên hàng trăm trẻ em|website=CNN Interactive|publisher=[[CNN]]|date=17 tháng 12 năm 1997|url=http://edition.cnn.com/WORLD/9712/17/video.seizures.update/|accessdate=ngày 29 tháng 9 năm 2007|language=en}}</ref> Chỉ một phần nhỏ trong số 685 nạn nhân được chẩn đoán là mắc bệnh [[quang động kinh]] từ trước.<ref>{{chú thích báo|url=http://eresources.nlb.gov.sg/newspapers/Digitised/Article/straitstimes19971219-1.2.50.6.aspx|title=Fit-inducing cartoon 'affected nearly 12,000 Japanese children'|trans_title=Hoạt hình gây co giật 'ảnh hưởng đến gần 12.000 trẻ em Nhật Bản'|newspaper=[[The Straits Times]]|publisher=[[Singapore Press Holdings]]|date=19 tháng 12 năm 1997|via=[[Ban Thư viện Quốc gia (Singapore)|Ban Thư viện Quốc gia]]|location=[[Singapore]]|p=42|author=Quan Vĩnh Kiên|accessdate=ngày 21 tháng 11 năm 2008|language=en|subscription=yes}}</ref>