Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 123:
 
Sách Đại Học có đoạn viết "''Nếu người trên có hiếu với cha mẹ, tôn trọng bậc huynh trưởng, thật lòng thương xót kẻ côi cút cô đơn góa bụa, thì nhân dân cũng tự mà noi theo như vậy. Người quân tử phải nắm vững đạo noi theo khuôn phép này.''".<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 31</ref>... "''[[Vua Nghiêu]], [[vua Thuấn]] dùng nhân ái để quản lý thiên hạ, nhân dân theo đó mà làm thiện. [[Hạ Kiệt|Vua Kiệt]], [[Trụ Vương|vua Trụ]] dùng bạo lực để quản lý thiên hạ, dân chúng cũng theo đó mà làm loạn. Ra lệnh cho dân chúng thực hành nhân ái nhưng mình lại tàn bạo, thì dân nhất định chẳng nghe theo. Người quân tử, trước hết nên yêu cầu mình làm thiện và tránh làm ác, sau đó mới răn dạy người khác.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 28</ref>". Người lãnh đạo có đạo đức thì không cần ban thưởng, mọi người đều tín nhiệm, tin theo khiến thiên hạ thái bình, vô sự. Khổng Tử nói: "''Cầm quyền lãnh đạo quốc gia cần phải dựa vào đạo đức thì dân chúng đều quy thuận. Tự mình giống như sao Bắc Đẩu vậy, ở cố định một nơi còn các sao khác đều chầu quay quanh nó.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 121-122</ref>'', ''không cần ban thưởng mà dân chúng vẫn cảm thấy như được động viên, được cảm hóa, đua nhau làm theo điều thiện; không cần phẫn nộ mà dân chúng vẫn đã kính sợ hơn cả hình phạt bằng búa rìu... người quân tử giữ mình một cách thành thật, thì tự nhiên thiên hạ sẽ thái bình vô sự.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 93-94</ref>". Đó là nghệ thuật lãnh đạo chân chính có thể áp dụng từ tổ chức nhỏ nhất cho đến cấp độ quốc gia. Khổng Tử nói: "''Nếu gào thét và nghiêm sắc mặt để giáo hóa dân chúng đó là hạ sách, là điều ngọn vậy.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 94</ref>''" vì "''có thể cướp cờ, đoạt tướng giữa ba quân, nhưng không thể cướp đoạt được chí khí của một người dân bình thường.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 299</ref>''". Tử Lộ hỏi về quản lý chính sự. Khổng Tử nói "''Tự mình làm gương cho dân noi theo. Chịu khó nhọc cùng những công việc khó nhọc của dân''". Tử Lộ xin Khổng Tử dạy thêm, Khổng Tử giảng tiếp "''Phải bền bỉ, không được mỏi mệt''".<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 364-365</ref>
 
Người lãnh đạo không cần phải biết làm những việc cụ thể của dân hay của những nhà chuyên môn dưới quyền mà chỉ cần có đạo đức, biết cách đối nhân xử thế, biết cách lấy lòng người để thu hút sự ủng hộ của dân chúng và người tài trong thiên hạ. Khổng Tử nói "''Người bề trên coi trọng lễ thì dân chẳng ai dám coi thường, khinh mạn. Người bề trên coi trọng nghĩa thì dân chẳng ai dám không phục tùng. Người bề trên coi trọng chữ tín thì dân chẳng ai dám giả dối. Nếu làm được như vậy thì dân bốn phương nhất định cõng con đến theo mình hết. Cần gì mình phải học việc trồng cấy ?''".<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 369</ref>
 
[[Hình:Xiajie.png|nhỏ|phải|170px|Vua [[Hạ Kiệt]] bị Nho giáo coi là bài học điển hình cho việc mất nước vì tàn bạo]]
Hàng 131 ⟶ 129:
 
Việc cai trị bằng nhân nghĩa, bằng cách giáo dục quần chúng để họ tự giác sẽ tốt hơn dùng hình pháp ép buộc người dân tuân thủ luật pháp. Khổng Tử nói: "''Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 123</ref>''". Khi muốn người dân làm điều gì đó, nếu dân đồng ý thì để cho họ làm, nếu dân không đồng ý thì phải giảng giải cho họ hiểu chứ không cưỡng ép họ<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 270</ref>. Khi quan hệ giữa con người trong xã hội tốt đẹp thì không cần đến sự can thiệp của luật pháp. Khổng Tử nói: "''thẩm tra xét xử công án thì năng lực của ta cũng như người khác thôi. Điều mà ta mong muốn tâm đắc là người ta đừng có đi kiện tụng nữa. Phải để cho những kẻ giấu giếm sự thật không dám khua môi múa mép, không dám cậy thế đè người, ức hiếp hãm hại người hiền; khiến cho dân chúng hoàn toàn tâm phục. Thế mới gọi là hiểu được cái gốc của đạo lý.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 19</ref>. Đây là quan niệm cai trị mang tính nhân bản của Khổng Tử tuy rằng trên thực tế đến ngày nay lý tưởng của ông nhân loại vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu. Để thi hành Nhân trị khiến dân kính trọng, trung thành với nhà nước và tự động viên nhau làm điều tốt thì nhà cầm quyền phải "''Có thái độ nghiêm túc, đoan chính đối với mọi việc của dân chúng thì dân chúng kính trọng. Hiếu thuận với cha mẹ, hiền từ với già trẻ, gái trai thì dân chúng sẽ trung thành. Sử dụng cất nhắc người tốt, giáo dục người không có năng lực thì dân chúng sẽ tự động viên, cổ vũ nhau làm điều tốt.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 138</ref>''".
 
Người lãnh đạo không cần phải biết làm những việc cụ thể của dân hay của những nhà chuyên môn dưới quyền mà chỉ cần có đạo đức, biết cách đối nhân xử thế, biết cách lấy lòng người để thu hút sự ủng hộ của dân chúng và người tài trong thiên hạ. Khổng Tử nói "''Người bề trên coi trọng lễ thì dân chẳng ai dám coi thường, khinh mạn. Người bề trên coi trọng nghĩa thì dân chẳng ai dám không phục tùng. Người bề trên coi trọng chữ tín thì dân chẳng ai dám giả dối. Nếu làm được như vậy thì dân bốn phương nhất định cõng con đến theo mình hết. Cần gì mình phải học việc trồng cấy ?''".<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 369</ref>
 
Người lãnh đạo phải có học vấn mới thực hiện tốt công việc của mình. Khổng Tử phản đối quan niệm của học trò ông là Tử Lộ "''Làm quan thì có dân để cai trị, có thần xã tắc để tế lễ, không cần phải chọn kẻ có học làm huyện trưởng, sau làm mới là học.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 334</ref>''". Người lãnh đạo còn phải thấm nhuần đạo Trung dung mới không đưa ra những chính sách, những quyết định mang tính bất cập hoặc thái quá gây hại cho quốc gia. Khi còn ở nước Trần, Khổng Tử nói "''Về đi! Về đi! Những học trò của quê hương ta, chí hướng thì rất cao xa mà việc làm thì rất giản lược, không câu nệ tiểu tiết; về văn chương đều có thể có thành tích khả quan. Nhưng họ chẳng biết xem xét, sửa mình theo đạo Trung dung.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 199</ref>''".