Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nho giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 85:
Đa phần xung đột đều bắt nguồn từ sự hiểu lầm, khi bị người khác hiểu lầm thì không nên oán giận họ vì sẽ làm xung đột càng trầm trọng hơn. Khổng Tử nói: "''Người không hiểu ta mà ta chẳng oán giận họ, như vậy không phải là người quân tử ư?<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 99</ref>''", "''Không sợ người không hiểu ta mà chỉ sợ ta không hiểu người.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 121</ref>''". Khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột, nếu biết khoan dung, tha thứ cho những lỗi lầm của người khác; những thiệt hại, khổ đau người khác gây ra cho mình thì thù hận sẽ chấm dứt. Ngược lại nếu tìm mọi cách trả thù thì thù hận kéo dài không bao giờ chấm dứt. Khổng Tử nói "''Bá Di, Thúc Tề, hai người này thường cho qua những thù hận cũ nên người oán hận họ rất ít.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 200</ref>".
 
Trong xã hội có nhiều hạng người: người giàu, người nghèo, người lãnh đạo, người thừa hành... Nho giáo khuyên con người nên làm việc theo chức trách, có cách sống phù hợp với hoàn cảnh và địa vị xã hội của mình. Ai làm như vậy sẽ luôn thấy thoải mái, không so đo mình với người khác cũng không nảy sinh bất mãn. Người thích dũng cảm mà lại căm ghét sự nghèo hèn của mình thì rất dễ làm loạn<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 270</ref>. Sách Trung Dung viết: "''Người quân tử nên dựa vào địa vị hiện tại của mình mà làm việc, không nên ham những cái ngoài bổn phận của mình... Người quân tử ở bất kỳ hoàn cảnh nào đều có thể điềm nhiên tự tại, bình tĩnh tự đắc, không kêu ca phàn nàn.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 63-64</ref>''". Theo Nho giáo, mỗi người làm trọn chức phận của mình, sống có đạo đức thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp. Bản thân chưa tốt mà muốn mọi người xung quanh mình tốt, muốn người cai trị mình tốt, muốn xã hội tốt là điều không tưởng. Nếu mỗi người không cố gắng hoàn thiện bản thân, sống có đạo đức, tuân thủ luật pháp, làm tốt công việc của mình mà chỉ nhìn thấy nhược điểm, sai lầm, tệ hại của người khác rồi nảy sinh bất mãn, hận thù thì xã hội hỗn loạn, xung đột nảy sinh. Vua [[Tề Cảnh Công]] hỏi về việc cai trị quốc gia, Khổng Tử thưa "''Làm vua phải trọn đạo vua, làm tôi phải trọn đạo tôi, làm cha phải trọn đạo cha, làm con phải trọn đạo con''". Vua Tề Cảnh Công nói "''Nói như vậy hay quá ! Nếu vua chẳng trọn đạo vua, tôi chẳng trọn đạo tôi, cha chẳng trọn đạo cha, con chẳng trọn đạo con thì tuy có lúa gạo đó ta có thể ăn được ư''".<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 352</ref>''"
 
Mỗi người đều có vị trí riêng trong hệ thống phân công lao động xã hội phù hợp với năng lực, trí tuệ và hiểu biết của mình. Những người ở địa vị cao phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện, thử thách, va chạm lâu dài; từng thành công và thất bại nhiều lần mới đảm nhận được chức trách mà họ đang nắm giữ. Người lãnh đạo cấp cao có đội ngũ cố vấn, giúp việc có trình độ nên mới xử lý nổi những vấn đề trong phạm vi trách nhiệm của họ. Nếu mỗi người không tập trung làm tốt phận sự của mình mà cứ lo những chuyện vượt quá tầm hiểu biết, khả năng nhận thức, năng lực và trách nhiệm của mình thì chỉ dẫn xã hội đến hỗn loạn. Khổng Tử nói "''Không ở vào chức vị nào thì đừng bàn tính về chính sự của chức vị ấy.<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 273</ref>''". Chính vì thế, con người nên gắng làm tốt công việc hiện tại của mình chứ không cần phải theo đuổi, cầu cạnh chức tước, địa vị. Việc thăng tiến là điều tự nhiên nếu người đó làm tốt. Kẻ tiểu nhân ngược lại luôn theo đuổi hư danh, địa vị ngoài khả năng của mình. Sách Trung Dung viết "''Khi ở địa vị cao, không lăng mạ chèn ép người dưới; khi ở địa vị dưới, không nịnh bợ cầu cạnh người trên; lúc nào cũng giữ bản thân ngay thẳng, chẳng cầu mong xin xỏ người khác, được như vậy thì trên không oán trời, dưới không trách người, luôn ở địa vị ổn định để chờ mệnh trời. Còn kẻ tiểu nhân buộc phải mạo hiểm để theo đuổi chức vụ, địa vị ngoài khả năng của mình.<ref name="ReferenceA">Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 64</ref>''". Tử Hạ nói "''Người quân tử chỉ cần làm việc nghiêm túc cẩn thận, đối xử với người cung kính lễ độ, thì người bốn biển đều là anh em.''<ref>Tứ thư, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003, trang 346</ref>".